Dân Thái dự trữ máu cuống rốn ở nước ngoài

Những bà mẹ giàu có ở Thái Lan đang đua nhau dự trữ máu cuống rốn của những đứa con họ vừa sinh ở một phòng thí nghiệm ở Singapore. Người ta hy vọng việc này sẽ là một đảm bảo an toàn về sức khỏe cho con họ để thực hiện cấy tế bào gốc trong trường hợp sau này con họ bị các chứng bệnh về máu có thể dẫn đến tử vong.

Trung tâm Chữa bệnh Camden - Singapore (Ảnh: kajima)

Nhân viên y tế Thái Lan cho biết điều trị bệnh bằng việc sử dụng tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn của chính bệnh nhân hiện chưa xuất hiện ở nước này do chi phí dự trữ máu cuống rốn cao.

Mới đây, trong chuyến thăm một phòng thí nghiệm ở Trung tâm Chữa bệnh Camden (Singapore) nơi cung cấp thiết bị dự trữ máu cuống rốn, Nisarat Kasatri, một bác sỹ ở bệnh viện Samitivej (Bangkok, Thái Lan) cho biết khoảng 10 đến 15% các bà mẹ Thái Lan và nước ngoài ở Samitivej chấp nhận trả một khoản tiền lớn để chuyển máu cuống rốn của con họ tới lưu giữ tại phòng thí nghiệm ở Trung tâm Chữa bệnh Camden.

Máu cuống rốn được lấy khi đứa trẻ vừa ra đời. Chi phí để chuyển và dự trữ máu cuống rốn cho mỗi khách hàng là 50.000 bạt trong năm đầu và 6.000 bạt cho những năm tiếp theo.

Sở dĩ các bà mẹ phải “nghiến răng” chi một khoản lớn như vậy vì họ sợ sau này con họ sẽ bị các chứng bệnh về máu có nguy cơ tử vong cao như bệnh bạch cầu và Thalassemia hay còn gọi là thiếu máu vùng biển, thiếu máu tiêu huyết, giảm sắc di truyền, thiếu máu hồng cầu hình liềm (một bệnh gây ra do những bất thường về sự tổng hợp huyết sắc tố, khiến thời gian sống của hồng cầu bị giảm và dẫn đến thiếu máu). Khi đó, các bác sỹ sẽ lấy tế bào gốc từ máu cuống rốn để cấy vào cơ thể bệnh nhân để điều trị bệnh.

Theo TS. Nisarat, chi phí dự trữ máu cuống rốn đắt hơn chi phí cấy tế bào gốc. Do vậy, một số người cho rằng điều này không đáng vì cơ hội sử dụng máu cuống rốn rất ít mà cũng chẳng ai mong con em họ sẽ bị các bệnh hiểm nghèo.

Ông Steven Fang, Giám đốc Công ty Cygenics điều hành phòng thí nghiệm ở Trung tâm Chữa bệnh Camden và cung cấp dịch vụ dự trữ máu cuống rốn cho người dân Singapore và Thái Lan, cho biết thời gian dự trữ máu cuống rốn lên tới 20 năm và hàng năm, công ty đều tiến hành thử nghiệm để kiểm tra xem các tế bào có thể tồn tại được không. Máu cuống rốn chỉ được thu thập lúc em bé ra đời và chỉ đủ sử dụng cho một lần ghép.

Bệnh viện Samitivej - Bangkok, Thái Lan (Ảnh: bangkokdentalspa)

Ông Fang nói tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn của chính bệnh nhân là nguồn tốt nhất vì cần có sự phù hợp di truyền hoàn hảo để tái sinh những tế bào bị hư hoại. Máu dự trữ của một người cũng có thể sử dụng cho anh chị em ruột của họ vì vẫn có độ phù hợp di truyền cao. Nếu không có sự phù hợp di truyền, cơ thể người được cấy tế bào gốc sẽ đào thải các tế bào này. Do vậy, việc sử dụng tế bào gốc của người hoàn toàn xa lạ sẽ khó khăn hơn nhiều.

Sirilak Piancharoen, nhân viên y tế tại Trung tâm Máu quốc gia của Hội Chữ thập đỏ Thái Lan, cho biết Trung tâm cũng cung cấp dịch vụ dự trữ máu cuống rốn từ năm 2001 nhưng với mục đích khác với công ty ở Singapore. Trung tâm thu thập máu cuống rốn của hơn 300 người hiến để điều trị cho những người hoàn toàn xa lạ. Đến nay, Trung tâm đã sử dụng tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn để điều trị cho 3 bệnh nhân bị các bệnh về máu. Tuy nhiên, theo bà Sirilak, cơ hội chữa trị rất mỏng manh vì tỷ lệ phù hợp di truyền là 1:50.000. Tuy nhiên, dự trữ máu cuống rốn để sau này đem sử dụng cho chính bệnh nhân chưa phổ biến ở Thái Lan vì chi phí dự trữ lên tới 10.000 bạt/tuần.

Minh Thương

Theo Bangkok Post, VietNamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video