Bàn chân người tiền sử giống hệt chúng ta, và các nhà khoa học đã tìm thấy những dấu chân 1,5 triệu năm tuổi, một số do bàn chân có thể đi giày cỡ số 9 để lại.
Những phát hiện tại phía Bắc Kenya cho thấy bằng chứng lâu đời nhất của bộ xương bàn chân của người hiện đại. Chúng cũng giúp kể lại câu chuyện tổ tiên của loài người, khi đã chuyển hóa hoàn toàn từ leo trèo trên cây sang đi lại trên mặt đất.
John Harris, nhà khảo cổ học thuộc Trường thực địa Koobi Fora, Đại học Rutgers, cho biết: “Theo một khía cạnh nào đó, nó giống như việc đắp da thịt lên xương. Những dấu vết này được bảo quản rất tốt”.
Gần giống con người
Harris và các đồng nghiệp công bố trên tạp chí Science số ngày 27 tháng 2 về việc phát hiện những dấu chân trên hai lớp đá trầm tích. Lớp trầm tích bên trên bao gồm hai vệt, mối vệt hai dấu chân, một nhóm gồm 7 dấu chân, và nhiều những dấu chân riêng lẻ. Lớp trầm tích bên dưới cũng một vệt hai dấu chân và một dấu chân riêng lẻ có thể là của một thiếu niên nhỏ hơn.
Trên bìa tạp chí Science số ngày 26 tháng 2 năm 2009 là hình một bản quét laze quang học dấu chân người tiền sử tại Ileret, Kenya, hiển thị màu để minh họa độ sâu. (Ảnh: Matthew Bennett/ Đại học Bournemouth) |
Các nhà khoa học nhận biết dấu chân có thể thuộc về một thành viên của nhóm người Homo ergaster, dạng sớm hơn của Homo erectus. Những dấu chân này bao gồm những đặc tính của bàn chân hiện đại ví dụ như gót chân tròn, hình dáng giống bàn chân của chúng ta, và ngón chân cái nằm song song với các ngón khác.
Ngược lại, khỉ có những ngón tay và ngón chân cong hơn để có thể bám vào những cành cây. Tổ tiên sớm nhất của con người, ví dụ như Australopithecus afarensis, vẫn có những đặc điểm rất giống với khỉ khoảng 2 triệu năm trước – mẫu vật nổi tiếng “Lucy” là một trong những ví dụ về điều này.
Phần còn thiếu
Những dấu chân mới tại Ileret, Kenya, nằm rất gần với một khu vực sinh sống của người tiền sử. Năm 1984, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một bộ xương người Homo erectus gần hoàn chỉnh có tên gọi “Chàng trai Turkana”, gần vùng hồ Turkana.
Bức ảnh mặt bên trên của dấu chân; ngón chân thứ hai bị ngón chân thứ ba che khuất một phần. (Ảnh: Matthew Bennett/ Đại học Bournemouth) |
Xương bàn chân của Chàng trai Turkana không được bảo quản tốt. Nhưng những dấu chân mới phát hiện thì rất rõ ràng.
Harris phát biểu trên LiveScience: “Rất nhiều người đã dự đoán điều này, nhưng bây giờ chúng tôi mới có bằng chứng thực về hình dáng của bàn chân hiện đại. Nó giống như một trò chơi ghép hình khổng lồ, và những dấu chân này hoàn thiện bộ xương được tìm thấy phía bên kia hồ”.
Thời gian có thể thay đổi tất cả
Bàn chân hiện đại đánh dấu một trong những chuyển biến lớn ở người tiền sử, đặc biệt là hình dáng của người Homo erectus khoảng 2 triệu năm trước. Homo erectus là họ người đầu tiên có hình dáng cơ thể giống với người hiện đại Homo sapiens.
“Chúng tôi nhận thấy một họ người rất khác biệt ở giai đoạn này”, Harris cho biết, chỉ ra sự tăng về kích thước và thay đổi sải chân trong thời gian ngắn giữa Australopithecus (người đầu tiên sống cách đấy 4 triệu năm, và người cuối cùng chết khoảng 3 đến 2 triệu năm trước) và Homo erectus. Họ người Homo erectus có thể di chuyển nhanh hơn và hiệu quả hơn trên phạm vi rộng lớn hơn.
Cận cảnh Christine Galvagna, sinh viên tại Rutgers thời điểm đó, tỉ mỉ làm sạch dấu chân người trong khi Giáo sư Harris (áo phông màu xanh sẫm) quan sát. (Ảnh: David Braun) |
Điều này phù hợp với chu trình phát triển của những khu vực phân bố rộng hơn bao gồm những tạo tác ví dụ như công cụ lao động từ 1,5 triệu đến 1 triệu năm trước.
Thay đổi khí hậu và chuyển đổi nơi sinh sống có thể là yếu tố khiến người Homo erectus phải di chuyển xa hơn để tìm kiếm thức ăn. Nhưng khả năng đi lại và chạy được cải thiện có thể cho phép họ bắt đầu những cuộc săn lớn.
Harris cho biết: “Bạn có thể nghĩ về chất lượng bữa ăn ở đây, vì có thể họ có thêm thịt trong bữa ăn của mình. Họ có thể đã cạnh tranh với những nhóm ăn thịt khác lớn hơn như: sư tử, báo và cả loài mèo hoang ăn thịt”.
Phát hiện mở ra hướng mới
Dấu chân người Homo erectus đưa chúng ta đi xa hơn vào quá khứ của quá trình tiến hóa ở người, và các nhà nghiên cứu có thể chuyển hướng tập trung vào những ví dụ sớm hơn về thay đổi thể chất của loài người tổ tiên.
Hình ảnh quét laze quang học một loạt dấu chân cho thấy kích thước và độ sâu. (Ảnh: Matthew Bennett/ Đại học Bournemouth)
“Phát hiện này sẽ một lần nữa đem lại những tranh cãi về dấu vết Laetoli”, Harris nhấn mạnh, ông ám chỉ dấu chân được bảo quản trong tro núi lửa khoảng 3,6 triệu năm trước tại Tanzania. Các nhà khảo cổ học tiếp tục tranh luận liệu những dấu vết lâu đời hơn từ “Lucy” có tiết lộ người Australopithecus đi trên hai chân một cách dễ dàng hoặc một cách vụng về hay không.
Những phát hiện khác có thể vẫn chưa được khám phá với dấu chân mới nhất tại khu vực Ileret. Khu vực thời kỳ tiền sử này gần với nhiều nguồn nước vì vậy có bề mặt lầy lội, có thể bảo quản rất nhiều dấu vết động vật.