Đây mới là tình bạn bền vững nhất trên Trái đất: 250 triệu năm vẫn bên nhau không rời

Huệ biển và hải quỳ đã làm bạn bè quấn quýt bên nhau từ hàng triệu năm qua, và mối quan hệ này vẫn đang tiếp diễn một cách êm đẹp.

Ngoài khơi bờ biển phía tây nam của Nhật Bản, một nhóm động vật đã cùng tồn tại trong một mối quan hệ chặt chẽ mà các nhà nghiên cứu cho rằng đã biến mất trong thời hiện đại.

Nhóm các nhà nghiên cứu từ Nhật Bản và Ba Lan đã tìm thấy một loài huệ biển - nó là một loài động vật chứ không phải thực vật - lưu trữ các loài san hô và hải quỳ trên thân thể của mình, trong một mối quan hệ cộng sinh đầy bất ngờ. Những sinh vật này được nhìn thấy lần cuối cùng khi "dạo chơi" cùng nhau là trong các hóa thạch có tuổi đời trước cả thời điểm xuất hiện con khủng long T.rex đầu tiên. Vì vậy, việc phát hiện ra rằng tình bạn của chúng vẫn tồn tại và tốt đẹp là một sự kiện bất ngờ.

Huệ biển Nhật Bản cao khoảng 60 cm và thuộc lớp crinoid, một loài động vật có họ hàng với nhím biển và sao biển. Các loài san hô được gọi là ngôi nhà của huệ biển và chúng cũng chia sẻ không gian của mình Metridioidea, một loài thuộc họ hải quỳ.


Hải quỳ trú trên thân huệ biển.

Trong bài báo mới được xuất bản trên tạp chí Palaeogeography, nhóm nghiên cứu đã mô tả cách san hô và hải quỳ bám vào hoa huệ biển, một sự hợp tác giữa các loài phổ biến ở biển sâu Paleozoic, trong kỷ nguyên đã kết thúc một phần tư tỷ năm trước. Nhưng sự hợp tác này đã biến mất vào cuối Đại Cổ sinh, khi hồ sơ hóa thạch về những loài động vật này cùng tồn tại đã không tồn tại.

Theo Mikołaj Zapalski, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Warsaw và là tác giả chính của nghiên cứu, hóa thạch gần đây nhất của loài crinoid và san hô cùng tồn tại theo kiểu này đã 273 triệu năm tuổi. Zapalski nói rằng san hô và crinoid cũng được tìm thấy trong các trầm tích hóa thạch trẻ hơn Đại Cổ sinh (kết thúc khoảng 250 triệu năm trước), "nhưng không rõ vì lý do gì mà chúng không bao giờ được tìm thấy cùng với nhau".

Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã khá sửng sốt khi họ phát hiện ra những loài vật này đang tích cực liên kết với nhau ở vùng nước sâu ngoài khơi Nhật Bản.


Toàn bộ thân huệ biển, với mũi tên chỉ vị trí của polyp Metridioidea.

Mặc dù đôi khi cũng có hiện tượng tranh giành thức ăn, nhưng theo các nhà nghiên cứu, mối quan hệ này có những lợi ích riêng của nó, vì nhờ huệ biển mà san hô có thể nhô cao hơn khỏi đáy biển để tiếp xúc với dòng chảy mạnh hơn nhằm kiếm ăn. Và các sinh vật nhỏ không xương như hải quỳ có thể dựa vào cấu trúc phân nhánh của huệ biển để bám trụ khi đối mặt với các đợt trôi dạt.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng lưới để thu thập các mẫu vật ở Vịnh Sukumo của đảo Shikoku vào năm 2015, phát hiện ra sự hiện diện của polyp Metridioidea trên thân huệ biển. Hứng thú với phát hiện này, họ đã tìm kiếm và nạo vét các mẫu vật khác ở dưới đáy Vịnh Suruga của đảo Honshū vào năm 2019. Họ phân tích các mẫu vật này dưới kính hiển vi lập thể và những thân cây huệ biển đã hiện ra, giống như những cọc thép cứng rắn cho san hô bám vào.

Không hào nhoáng và ấn tượng như việc phát hiện ra một con cá mập mới hay một loài cá biết phát sáng dưới biển sâu, nhưng phát hiện về mối quan hệ cổ xưa này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay chính là một lời nhắc nhở về việc chúng ta vẫn còn biết rất ít về những gì đang diễn ra dưới đáy đại dương.

Cập nhật: 13/05/2021 Theo Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video