Điều không nên làm trong vòng 30 phút trước khi test nhanh Covid-19

Chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên ăn uống ít nhất 30 phút trước khi làm xét nghiệm để tránh sai lệch kết quả.

Giáo sư Azeem Majeed, người đứng đầu bộ phận chăm sóc ban đầu và sức khỏe cộng đồng tại Đại học Hoàng gia London (Anh), cho biết: “Kỹ thuật đúng có ảnh hưởng lớn đến kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2. Mọi người cần xì mũi, rửa tay và không nên ăn trước khi lấy mẫu”. Những quy tắc này nhằm đảm bảo có một mẫu sạch.

Trước khi thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào, bạn nên đọc hướng dẫn trên hộp vì mỗi loại có thể khác nhau. Hầu hết sẽ yêu cầu bạn đợi 30 phút sau khi ăn uống để lấy mẫu.


Kết quả test nhanh có thể bị sai lệnh bởi nhiều yếu tố.

Bác sĩ Karan Rajan giải thích, do một số món ăn và đồ uống, chẳng hạn như nước có ga, có thể ảnh hưởng tới chất lượng mẫu, thậm chí dẫn tới dương tính giả.

Bộ kit test chứa các kháng thể nhạy cảm với virus SARS-CoV-2. Một số loại nước có thể khiến độ pH thay đổi, ảnh hưởng tới vai trò của các kháng thể đó.

“Đó là lý do bạn cần sử dụng dung dịch đệm (bao gồm 99,7% dung dịch muối) cung cấp độ pH ổn định để bộ kit test hoạt động chuẩn xác”, bác sĩ Rajan giải thích.

Hiện tại, trên thị trường phổ biến hình thức kit test lấy mẫu dịch tỵ hầu và mẫu dịch mũi. Cách thứ 2, lấy mẫu dịch mũi, đơn giản hơn.

Theo đó, bạn ngồi yên, đầu nghiêng về phía sau một góc 70 độ. Cầm que lấy mẫu nhẹ nhàng đưa vào mũi sâu khoảng 2 cm, xoay que lấy mẫu vào thành mũi khoảng 3 giây.

Sau khi lấy xong 1 bên mũi, dùng đúng que lấy mẫu này để lấy mẫu với bên mũi còn lại. Rút que mẫu ra, cho vào ống đã chứa sẵn dung dịch đệm. Xoay và miết đầu que vào thành và đáy ống 10 lần.

Để đầu que ngâm trong dung dịch 1 phút. Đậy chặt nắp ống. Lắc mạnh ống theo chiều ngang 10 lần để trộn đều mẫu. Nhỏ 3 giọt mẫu từ ống vào ô nhận mẫu của khay thử.

Thông thường thời gian chờ đọc kết quả từ 15-30 phút. Không được đọc kết trước hoặc sau thời gian quy định.

  • Kết quả Âm tính: Chỉ xuất hiện vạch chứng C.
  • Kết quả Dương tính: Xuất hiện cả vạch chứng C và vạch kết quả T.
  • Kết quả không có giá trị: Cả vạch chứng C và vạch kết quả T không xuất hiện hoặc chỉ xuất hiện vạch kết quả T.

Biến chủng Omicron tàng hình nguy hiểm như thế nào?

Nghiên cứu mới cho thấy: Mắc Covid-19 nhẹ cũng có thể gây thay đổi cấu trúc não

Vì sao nhiều trường hợp vừa âm tính nhưng lại tái dương tính với SARS- CoV-2?

Cập nhật: 10/03/2022 Theo vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video