DNA 37.000 năm ở Crimea có thể làm thay đổi lịch sử nhân loại

DNA từ hài cốt 2 người cổ đại được khai quật tại di chỉ Buran-Kaya III trên bán đảo Crimea có thể khiến giới khoa học viết lại một giai đoạn quan trọng trong lịch sử di cư và tiến hóa của nhân loại.

Công trình vừa được một nhóm nghiên cứu quốc tế đến từ nhiều viện - trường ở Pháp, Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Ukraine và Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc công bố trên tạp chí Nature Ecology and Evolution.

Các mẫu DNA cổ đại quý giá, niên đại từ 36.000-37.000 năm, cho thấy bán đảo Crimea chính là nơi định cư đầu tiên của con người tại châu Âu.


Đường đi của nền văn minh châu Âu có thể bắt nguồn từ Buran-Kaya III (1) ở Ukraine - (Ảnh: NATURE ECOLOGY AND EVOLUTION).

Theo dòng thời gian đã được nhiều nghiên cứu trước đó chứng minh, một số nhóm người Homo sapiens đã rời châu Phi vào khoảng 60.000 năm trước, nhưng hầu hết đều sống du mục, không lưu trú ở bất kỳ đâu.

Song song đó, khoảng 40.000 trước, một siêu núi lửa ở miền Nam nước Ý đã quét sạch hầu hết Homo sapiens và cả loài anh em Neanderthals ở châu Âu.

Vì vậy, tổ tiên của người châu Âu hiện đại là một nhóm khác. Các nhà khoa học Pháp - Ukraine - Trung Quốc tiết lộ họ đến từ Crimea.

Di chỉ Buran-Kaya III từ lâu đã nổi tiếng về các bằng chứng liên quan đến con người từ 50.000 năm trước. Nhưng đáng chú ý nhất là các lớp trầm tích có niên đại từ 34.000 - 38.000 năm, vốn chứa nhiều công cụ đá, xương chạm khắc tương tự nền văn hóa Gravettian từng lan rộng khắp châu Âu 33.000 năm trước.

Điều này đã liên kết người Buran-Kaya cổ đại với nền văn minh lâu đời Gravettian, cho thấy họ là tổ tiên của những người châu Âu lâu đời này.

Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi hai nhà cổ sinh học di truyền Eva-Maria Geigl và Thierry Grange từ Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) đã giải trình tự bộ gien của 2 cá thể nam giới tại Buran-Kaya III và so sánh với bộ gien người châu Âu.

Kết quả cho thấy sự giống nhau đáng kinh ngạc giữa người Buran-Kaya III và những người châu Âu gần đây hơn, thay vì nhóm tồn tại trước thảm họa siêu núi lửa.

Điều này giúp khẳng định tổ tiên của người châu Âu chính là cộng đồng của hai người Buran-Kaya III. Đây là nơi định cư lâu đời nhất của con người ở châu Âu từng được xác định.

Phát hiện mới có thể khiến lịch sử di cư và tiến hóa một lần nữa của con người cần chỉnh sửa. Theo các bản đồ phổ biến, châu Âu có con người chủ yếu là do nhóm di cư từ phía châu Phi, băng qua Trung Đông, tiến dần lên trên, trong khi một nhánh khác chinh phục châu Á.

Nhưng các phát hiện gần đây ngày một minh chứng lịch sử của tổ tiên chúng ta phức tạp hơn nhiều, với những con đường di cư vòng vèo, phức tạp. Bên cạnh đó là những cuộc gặp gỡ giữa các cộng đồng cùng loài và khác loài, nơi những dòng máu dị chủng đan xen nhau nhiều lần, nhiều cách trước khi tạo ra chúng ta của ngày nay.

Cập nhật: 27/10/2023 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video