Động vật hoang dã ở Sahara ngày càng ít

Các nhà khoa học mới đây cho biết số lượng các loài động vật hoang dã sinh sống ở sa mạc Sahara đang biến mất với tốc độ đáng kinh ngạc.

Mặc dù là môi trường khắc nghiệt không phù hợp với con người, nhưng đối với một số loài động vật hoang dã thì Sahara, sa mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới, là nơi sinh sống lý tưởng.

Đây là nơi sinh sống của các loài động vật hoang dã như linh dương, báo, sư tử, bò cạp, rắn, các loài gặm nhấm và nhiều loài quý hiếm khác. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã và Hiệp hội Động vật học London, Anh, số lượng các loài này đang biến mất nhanh chóng do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.

Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu 14 loài động vật sống ở sa mạc và nhận thấy rằng ít nhất một nửa trong số chúng đều tuyệt chủng ở một khu vực riêng biệt, hoặc số lượng bị hạn chế đáng kể trong một phạm vi địa lý nhỏ hơn.


Số lượng các loài động vật hoang dã ở sa mạc Sahara ngày càng giảm. (Ảnh minh họa: UPI)

Trong số những loài tuyệt chủng được phát hiện có linh dương sừng móc Bubal, linh dương sừng kiếm. Các loài chó hoang dã sư tử châu Phi gần như biến mất khỏi môi trường hoang dã. Loài dê rừng Nubia vẫn sống ở các vùng đất khô cằn nhưng được xếp vào nhóm các loài động vật dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài. Số lượng loài báo đốm, báo hoa cũng đang suy giảm dần.

Loài linh dương sừng kiếm là minh chứng rõ rệt nhất cho thấy các loài động vật sinh sống ở sa mạc Sahara đang biến mất dần do nạn săn bán tràn lăn và thiếu môi trường sống. Đến nay, loài linh dương này chỉ sống trong điều kiện bị nuôi nhốt. Bức ảnh gần đây nhất chụp linh dương sừng kiếm trong môi trường hoang dã là vào năm 1982.

Theo các nhà nghiên cứu, việc thiếu các biện pháp an ninh cũng như tình trạng săn bắn diễn ra không kiểm soát, cùng với các vấn đề môi trường là những nguyên nhân chính khiến cho số lượng các loài động vật hoang dã ở đây ngày càng suy giảm. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng tình trạng này có thể được ngăn chặn nếu như nhà chức trách chú ý hơn đến vấn đề này, tương tự như đối với các cánh rừng nhiệt đới.

Sarah Durant, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết cộng đồng khoa học có thể có những đóng góp nhất định bằng cách cung cấp các thông tin cơ bản về đa dạng sinh học, cũng như phát triển nhiều hướng quản lý mới mang tính ổn định hơn, nhằm bảo vệ các loài động vật và hệ sinh thái ở sa mạc Sahara nói riêng và các vùng sa mạc khác nói chung.

Nhóm nghiên cứu cũng cho hay một số quốc gia châu Phi đang tham gia hỗ trợ công tác bảo tồn động vật hoang dã. Cộng hòa Niger đã cho thành lập Khu bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Termit and Tin Toumma với diện tích khoảng 97.000km2, làm nơi ở cho khoảng 200 con linh dương và báo Sahara.

Chính quyền Cộng hòa Chad đang hợp tác với một số tổ chức bảo vệ động vật nhằm đưa loài linh dương sừng kiếm quay trở về sinh sống ở môi trường hoang dã tại Khu bảo tồn Ouadi Rimé-Ouadi Achim.

Sa mạc Sahara nằm trải dài ở khu vực phía bắc châu Phi và có diện tích khoảng 9,4 triệu km2.

Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video