Du hành về Bắc Cực thời cổ đại 55 triệu năm trước

55 triệu năm trước, Bắc Cực được phủ xanh bởi những rừng cọ trong khi từng đàn cá sấu bơi lội dưới nước nhờ vào hiệu ứng nhà kính siêu mạnh khiến cho khí hậu Trái Đất nóng hơn ngày nay rất nhiều.

Du hành về Bắc Cực thời cổ đại 

New Scientist đặt giả thiết con người có thể quay ngược thời gian, du hành về Bắc Cực 55 triệu năm trước. Đây là thời kì tăng nhiệt cực đại trong kỷ Paleocene-Eocene (PETM), khí hậu Trái Đất nhìn chung là nóng ẩm. Nước biển ấm và nhiệt độ nơi sâu nhất khoảng 8 độ C.


Con người có thể bơi lội và ngâm mình trong lòng Bắc Băng Dương cổ đại. (Ảnh minh họa: Morgan Scheweitzer.)

Trong điều kiện như vậy, mực nước biển ở Bắc Băng Dương cao hơn ngày nay khoảng 70 mét. Đại dương lúc này là nơi sinh sống của Champsosaur – một loài cá sấu cổ đại. Nhiều nghiên cứu cho thấy để loài cá sấu này có thể sống được, thì nhiệt độ thấp nhất trong năm cũng chỉ ở ngưỡng 5 độ C. Trong khi đó nhiệt độ trung bình của Bắc Cực hiện tại vào khoảng -34 độ C, một chênh lệch rất lớn.

Nếu đi dọc những khu rừng rậm và đầm lầy ở Bắc Cực thời đó, sẽ thấy Cryphodon, tổ tiên của loài hà mã ngày nay, đang ngâm mình trong nước.

Tua thời gian nhanh thêm vài triệu năm nữa, ở Bắc Cực xuất hiện thêm loài rùa nước ngọt. Nước ngọt chảy ra từ các lưu vực sông ở Bắc Cực và hình thành nên nhiều hồ lớn, thậm chí là lớn nhất trong lịch sử Trái Đất. Mặt hồ trở thành nơi lý tưởng để bơi lội, với nhiệt độ nước vào khoảng 23 độ C. Ở đầu kia của thế giới, Nam Cực cũng có thời tiết tương tự.

"Khi nhiệt độ lên đỉnh trong thời kì PETM, bạn có thể nhìn thấy những rặng dương xỉ ở Nam Cực. Khí hậu ở đó rất nóng và ẩm ướt," Tiến sỹ Kate Littler, đại học Exeter (Anh) nói.

Nguyên nhân của khí hậu nóng bức trên Trái Đất thời kì này là sự tồn tại của một lượng lớn khí nhà kính trong bầu khí quyển. Tuy nhiên lượng khí đó đến từ đâu thì chưa nhà khoa học nào dám khẳng định.

Nhiều ý kiến đồng tình với khả năng sự vận động mạnh của hệ thống núi lửa trên hành tinh đã làm bầu khí quyển tràn ngập khí nhà kính.

Một giả thiết khác lại cho rằng nguyên nhân bắt nguồn từ việc các quặng metan dưới đáy biển tan chảy giải phóng khí metan vào không khí. Hoặc cũng có thể là do khí CO2 thoát ra khi xuất hiện hiện tượng tan băng vĩnh cửu ở Nam Cực.

Trải qua hàng triệu năm ấm lên dần dần, nhiệt độ Trái Đất đột ngột tăng thêm 5 độ C chỉ trong vòng 20.000 năm. Quá trình nóng lên bất thường khiến cho các sinh vật sống trong lòng đại dương gặp khó khăn với việc thích nghi và tuyệt chủng hàng loạt.

Trong khi đó trên mặt đất, sự sống lại bước vào thời kì phát triển hưng thịnh. Các loài động thực vật phát triển không chỉ ở hai cực mà trên toàn thế giới.

Nếu được thả xuống một khu rừng rậm nhiệt đới ở Đông Nam Á lúc đó, sẽ bắt gặp loài động vật trông tương tự như loài khỉ lùn Tarsier ngày nay. Đó chính là những cá thể thuộc họ linh trưởng đầu tiên trong lịch sử. Và trong tương lai, chúng sẽ tiến hóa để trở thành một loài duy nhất vươn lên thống trị thế giới: con người.

Thời kì PETM kết thúc và nhiệt độ Trái Đất đã trở lại bình thường như ngày nay sau 200.000 năm. Tuy nhiên giờ đây, sự phát triển của loài người dường như sẽ dẫn tới một sự nóng lên thậm chí còn nhanh hơn PETM đến 100 lần.

Bất chấp nhiều lo ngại, vẫn có những ý kiến cho rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu sắp xảy ra sẽ một lần nữa thúc đẩy sự sống phát triển và đem tới một tương lai mới cho Trái Đất.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video