Đừng để bị rắn độc cắn vì thế giới đã hết thuốc chữa

Theo cảnh báo từ các chuyên gia của Tổ chức bác sỹ không biên giới (MSF), vắc xin chống nọc độc rắn hiệu quả nhất Fav-Afrique sẽ trở lên khan hiếm trong năm tới.

Vắc xin chống nọc độc rắn Fav-Afrique ngày càng khan hiếm

Theo Tổ chức bác sỹ không biên giới (MSF) cho biết, kho lưu trữ vắc xin chống độc Fav-Afrique mới dành để chống một số loài rắn nguy hiểm nhất hành tinh đang trở nên khan hiếm tại vùng cận Sa mạc Sahara Châu Phi.

Vắc-xin Fav-Afrique được biết đến với khả năng trung hòa 10 loại nọc độc của các loài rắn khác nhau. Fav-Afrique đã được chứng minh về độ an toàn và hiệu quả để điều trị rắn cắn. Hiện nay, phòng thí nghiệm Sanofi Pasteur đang là nơi sản xuất ra vắc-xin lớn nhất trên thế giới trong đó có Fav-Afrique để cung cấp tới Châu Phi.


Fav-Afrique là vắc xin chống nọc độc rắn hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, khi nhiều các công ty Ấn Độ, Brazil và Mexico tham gia vào thị trường dược Châu Phi với các sản phẩm điều trị rắn cắn ở vùng cận Sahara mức giá cạnh tranh hơn Sanofi Pasteur, phòng thí nghiệm này đã quyết định rút lui khỏi nơi đây.

Theo đó, những lô vắc-xin cuối cùng của Sanofi Pasteur sẽ được vận chuyển tới Châu Phi vào tháng 6/2016. Mặc dù vậy vẫn có những sản phẩm thay thế từ các hãng khác nhưng theo Sanofi Pasteur cho biết, sản phẩm vắc-xin đó sẽ không đạt được chất lượng tương đương.

Hiện nay, mặc dù Sanofi cho biết, họ sẽ chia sẻ công thức sản xuất vắc-xin chống nọc độc Fav-Afrique cho các hãng khác. Nhưng có vẻ như các cuộc đàm phán có thể sẽ hoàn tất muộn hơn vào cuối năm 2016. Điều này có nghĩa rằng, một sản phẩm thay thế cho loại vắc-xin này sẽ chỉ có mặt trên thị trường trong khoảng 2 năm nữa.

Công ty đã ngừng sản xuất huyết thanh vào năm ngoái và chuyển sang nghiên cứu và cung cấp các phương pháp điều trị bệnh dại.

Nếu như Sanofi ngừng cung cấp Fav-Afrique cho các vùng cận Sahara, đó sẽ là một thảm họa lớn đối với người dân nơi đây. bởi theo ước tính có khoảng 30.000 người chết vì vị rắn cắn ở đây mỗi năm, đồng thời có khoảng 8.000 người phải trải qua phẫu thuật cắt chi trong đau đớn.


Mỗi năm ước tính có khoảng 5 triệu người trên thế giới bị rắn cắn.

Theo một quan chức của MSF cho biết, họ tỏ ra rất lo ngại nếu như không có thuốc chống nọc độc, nhiều người sẽ phải chết vô ích. Trong khi đó, Alain Bernal, một phát ngôn viên của Sanofi Pasteur khẳng định, công ty đã tiến hành chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin chống nọc độc rắn cho một nhà sản xuất khác. Tuy nhiên hiện tại mọi thứ vẫn đang khá mù mịt.

Mỗi năm ước tính có khoảng 5 triệu người trên thế giới bị rắn cắn, trong số đó có 100.000 người chết, 400.000 người bị tàn tật vĩnh viên hoặc biến dạng chi cơ thể. Điều đáng nói là hiện nay có rất ít chế phẩm thay thế được cho vắc-xin Fav-Afrique.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video