Vũ khí chết người của "quái thú vùng Amazon"

Được mệnh danh là "quái thú vùng Amazon", rắn Lachesis muta ở Trung và Nam Mỹ là một trong những "sát thủ" ẩn thân xuất sắc nhất trong thế giới loài rắn.

Rắn chúa bụi - "Quái vật vùng Amazon"

Lachesis muta, còn gọi là rắn chúa bụi, là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1766.

Rắn Lachesis muta trưởng thành có thể dài tới 2 đến 3m, cân nặng gần 9kg.

Mẫu vật dài nhất mà các nhà khoa học tìm được là 3,65m.

Nhờ đặc điểm này là rắn chúa bụi là loài rắn dài nhất trong họ Rắn lục; đồng thời là loài rắn có nọc độc dài nhất tại Tây bán cầu.

Vũ khí bí mật của "Bậc thầy bụi rậm"

Với hình dáng đầy "sát thủ": Đầu chóp nhọn, bành ra hai bên, trên chiếc cổ thon dài, cộng với ánh mắt sắc lạnh, loài bò sát thuộc họ Rắn lục là nỗi kinh hoàng của nhiều loài động vật khác trong các khu rừng nhiệt đới Amazon tại Trung và Nam Mỹ.


Cận cảnh rắn chúa bụi trong rừng rậm Amazon.

Toàn cơ thể tròn, mập mạp của con "quái thú vùng Amazon" này được bao phủ bởi lớp vảy hình nón màu vàng, màu nâu đất hoặc đỏ cùng những hoa văn màu đen.


Chúng rất thích đi săn đêm.

Những hoa văn này giúp chúng dễ dàng ngụy trang hơn trong lớp lá khô mục và cành cây gãy tại các khu rừng ẩm thấp ở Trung và Nam Mỹ.


Rất dễ nhầm lá cây khô và cành gẫy với lớp da đầy vẩy hình nón của rắn chúa bụi khi bạn chẳng may lạc vào rừng.

Sở dĩ, người ta đặt cho loài rắn này biệt danh là "Bậc thầy bụi rậm" vì hai lý do:

Đầu tiên, loài rắn này rất thích sống trong các khu rừng rậm, vùng đồi núi.

Thứ hai, chúng hoàn toàn có thể cuộn gọn thân hình to lớn và "án binh bất động" trong nhiều giờ để rình những con mồi xấu số.


Các chú ếch này vô tư đi lên cơ thể nằm "án binh bất động" của rắn chúa bụi...


...mà không hề hay biết.

Với đôi mắt tinh tường, chúng có thể săn mồi ngay trong đêm, thời điểm mà các loài gặm nhấm bắt đầu hoạt động.


Ánh mắt sắc lạnh của rắn chúa bụi.

Nọc độc "chết người" của rắn Lachesis muta

Họ Rắn lục là loài sở hữu các răng nọc có nọc độc "bậc cao" trong thế giới loài rắn. Do đó, rắn chúa bụi dễ dàng tiêm rất nhiều nọc độc chỉ sau một cú táp "nhanh như chớp" vào con mồi.


Giờ ăn tối đã đến!

Nọc độc của rắn chúa bụi chủ yếu thuộc nhóm neurotoxin (độc tố thần kinh). Sau khi bị cắn, nạn nhân lập tức cảm thấy đau đớn, phù nề, buồn nôn, đổ mồ hôi, thậm chí bị tiêu chảy.

Ngay sau đó, huyết áp bắt đầu giảm dần, nhịp tim chậm và giật. Tại chỗ bị cắn sẽ bị hoại tử, nạn nhân sẽ tử vong sau vài giờ nếu không được chữa trị kịp thời.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video