Phát quang sinh học có thể giúp nấm thu hút con mồi và phát tán bào tử trong môi trường tự nhiên.
>> Ánh sáng xanh kỳ ảo của nấm phát quang
Giải mã đặc điểm phát quan sinh học của nấm
Nấm phát ánh sáng xanh trong bóng tối để thu hút con mồi. (Ảnh: Michele P. Verderane)
Theo các nhà khoa học, ánh sáng phát ra từ cây nấm phu hút côn trùng như bọ cánh cứng, ruồi và kiến, những loài phát tán bào tử một cách hiệu quả.
"Nghiên cứu này trả lời cho câu hỏi 'Tại sao nấm tạo ra ánh sáng' của Aristotle 2.000 năm trước. Câu trả lời là nấm tạo ánh sáng, nhờ đó chúng được những loài côn trùng, giúp phát tán bào tử và tạo ra các môi trường sống mới, chú ý đến", Reuters hôm qua dẫn lời Cassius Stevani, Đại học São Paul, nói.
Nhóm nghiên cứu tạo ra nấm giả và thắp sáng từ bên trong bằng đèn LED màu xanh, sau đó đặt chúng ở nơi có nấm thật. Họ nhận thấy rằng nấm giả phát quang thu hút nhiều côn trùng hơn.
Neonothopanus gardneri là một trong những loài nấm phát quang sinh học lớn nhất và sáng nhất từng được phát hiện. Chúng sống trong rừng dừa ở Brazil. Khả năng phát sáng của loài này được kiểm soát bằng cơ chế bù nhiệt, giúp chúng tiết kiệm năng lượng. Trước đây, giời chuyên gia từng cho rằng đây là sản phẩm phụ từ quá trình trao đổi chất và trong hầu hết mọi trường hợp, nấm tạo ra ánh sáng liên tục.
Nhiều sinh vật có thể tạo ra ánh sáng, nhưng nấm là loài hiếm nhất và ít được biết đến nhất. Chỉ 71/10.000 loài nấm được mô tả có thể phát ra ánh sáng xanh từ quá trình sinh hóa cần oxy và năng lượng.