Giả dược là gì? Giải mã tác dụng đặc biệt của giả dược

Những điều cần biết về giả dược
  •  
  • 2.139

Một số người có thể được lập trình về mặt di truyền để cảm thấy khá hơn sau khi dùng các viên thuốc giả dược, trong khi những người khác có thể chỉ lành bệnh với các viên thuốc thực sự, theo một nghiên cứu mới.

Hiệu ứng placebo (giả dược) là gì?

Định nghĩa của giả dược thực ra rất khó có thể cố định vào 1 dạng thuốc gì, bởi tùy vào mỗi loại bệnh và cách mà người bác sỹ khám, thuyết phục rồi chỉ định cho người bệnh mà nó sẽ có 1 dạng khác nhau. Tác dụng của giả dược đã được công nhận một cách không chính thức hàng nghìn năm trước nhưng phải đến những năm cuối của thế kỉ 18 khía niệm này mới được công nhận theo 1 cách chính thức là được ghi vào trong từ điển y khoa.

Hiệu ứng giả dược
Một lý thuyết phổ biến về hiệu ứng placebo cho rằng nó bắt nguồn từ kỳ vọng của con người.

Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy nếu người dùng có đủ niềm tin vào khả năng của giả dược thì hiệu ứng giả dược, placebo effect có khả năng tạo nên một mối liên kết đủ mạnh giữa bộ não và cơ thể của bệnh nhân, giúp họ đạt được những kết quả tốt hơn trong điều trị.

Giả dược cũng có thể được sử dụng trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân theo dạng "cứng đầu" mà thường chỉ tin vào 1 dạng điều trị nhất định mà họ đã quen thuộc hoặc các bệnh nhân gặp các bệnh hiểm nghèo mà việc chữa trị có thể đã thất bại nhưng họ hoặc gia đình vẫn nuôi hy vọng và vẫn muốn tiếp tục được chữa trị. Lúc này giả dược sẽ được coi là 1 phần của liệu pháp tâm lý nhiều hơn là thực chữa bởi nó liên quan đến các phản ứng thần kinh phực tạp có liên quan đến nhiều thứ ví dụ như: việc tăng chất dẫn truyền thần kinh cảm giác như endorphins hay dopamine, là những chất đem lại người dùng tâm lý tốt hơn, tích cực hơn...

Tất cả các điều này sẽ đem lại lợi ích cho việc điều trị, kể cũng đúng bơi khi chữa bệnh cho 1 người có tâm lý tốt thì tất cả các bên đều cảm thấy dễ dàng hơn, còn với 1 người có tâm lý xấu lúc nào cũng bi kịch hóa tình trạng bản thân thì việc điều trị cũng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Và cũng bởi vì đây là 1 cách chữa bằng tâm lý, nên việc làm các thủ tục cũng phải mất công 1 chút, bạn không thể cầm viên thuốc đưa cho bệnh nhân rồi bảo uống đi thuốc chữa khỏi bệnh đấy. Có những trường hợp chúng ta còn phải thực hiện đầy đủ tất cả các quy trình trong khám bệnh, xét nghiệm, chụp chiếu để cuối cùng đưa cho bệnh nhân giả dược để họ có đủ niềm tin khi sử dụng.

Khám phá bí ẩn tác dụng đặc biệt của giả dược

Nhà nghiên cứu Kathryn Hall thuộc Trường Y Havard và các cộng sự đã tiến hành một cuộc khảo cứu mới đối với các công trình nghiên cứu hiện có về giả dược. Mục tiêu của họ là xem xét bằng chứng về việc các gen của một số người có thể khiến họ dễ trải nghiệm hiệu ứng giả dược hơn.

Nếu điều này được xác thực và đặc điểm di truyền của những "người phản ứng với giả dược" như vậy có thể được nhận diện, nó có thể làm thay đổi cách chúng ta kê dùng dược phẩm cũng như thiết kế các cuộc thử nghiệm thuốc.

Giải mã tác dụng đặc biệt của giả dược

Trên tạp chí Trends in Molecular Biology, nhóm của bà Hall lưu ý, các nghiên cứu trước đây từng cho rằng, phản ứng của con người trước các liệu pháp giả dược có thể chịu ảnh hưởng từ cách các phân tử phát tín hiệu nhất định trong bộ não và cơ thể phản ứng trước cơn đau và sự tưởng thưởng hay kỳ vọng về những trải nghiệm đó như thế nào.

Trong số các hệ thống phát tín hiệu quan trọng được nhận diện có các hệ thống liên quan đến phản ứng trước biệt dược giảm đau hoặc tâm trạng, chẳng hạn như các hệ thống serotonin và dopamine. Khác biệt giữa mọi người về cách các hệ thống này hoạt động có thể liên quan đến các biến tố trong gen của họ.

Bằng chứng về tác dụng có thực của giả dược được công bố lần đầu tiên năm 1978, sau một thử nghiệm trên những bệnh nhân nhổ răng hàm. Kết quả thử nghiệm cho thấy, một số người đã trải nghiệm cảm giác giảm đau khi dùng một viên giả dược, thay vì thuốc giảm đau narcotic.

Gần đây, các nhà nghiên cứu cũng xem xét gen COMT, vốn có vai trò điều phối lượng dopamine trong bộ não và có liên quan đến các cảm giác đau và khoái cảm. Trong một thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đưa ra 3 dạng chữa trị giả dược đối với các bệnh nhân bị hội chứng khó chịu đường ruột. Cụ thể là, các bệnh nhân hoặc được đưa vào danh sách chờ chữa trị, được một người không thân thiện thực hiện châm cứu giả hoặc được một người trìu mến thực hiện châm cứu giả.

Sau đó, các chuyên gia đã kiểm tra xem các bệnh nhân sở hữu phiên bản COMT nào. Những người có biến thể gen này với hàm lượng dopamine cao được phát hiện là các đối tượng nhiều khả năng nhất thông báo, liệu pháp điều trị giả thực sự có tác dụng giảm đau.

Mặc dù kết quả nghiên cứu trên rất đáng chú ý, nhưng nhóm tác giả thừa nhận "việc phát hiện ra một vài tương liên giữa các biến thể gen với các phản ứng giả dược trước những loại thuốc nhất định không vạch rõ căn cứ di truyền cho phản ứng giả dược. Một câu hỏi vẫn chưa được giải đáp là liệu các đặc điểm di truyền có thúc đẩy phản ứng giả dược trước loại thuốc này tương tự như thúc đẩy phản ứng giả dược trước loại thuốc khác hay không. Chúng có thể hoàn toàn khác nhau".

Bà Hall và các đồng nghiệp cũng đề cập tới những thách thức đạo đức trong việc sử dụng mô tả di truyền để kê thuốc điều trị. Các bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành xét nghiệm di truyền trước khi kê một số loại thuốc, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bệnh nhân từ chối việc soi kiểm đó.

Các chuyên gia cũng nêu ra khả năng thay đổi tiêu chuẩn vàng cho những thử nghiệm lâm sàng đối với biệt dược mới. Hiện nay, các thử nghiêm lâm sàng đang được tiến hành với một nhóm nhận giả dược và một nhóm khác dùng thuốc thử nghiệm. Tuy nhiên, bà Hall tin là cần tăng thêm một nhóm không được điều trị gì. Bà nói, cách làm này có thể giúp đo mức độ của bất kỳ phản ứng giả dược nào và giúp xác định tác dụng của thuốc tốt hơn.

Cập nhật: 22/06/2021 Theo VietNamNet/tinhte
  • 2.139