Hà Nội xả nước cuốn trôi toàn bộ kết quả thí nghiệm của chuyên gia Nhật Bản ở sông Tô Lịch

Ngày 16/7, Tiến sĩ Tadashi Yamamura, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản, cho biết đơn vị đã gửi công văn tới Thủ tướng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Hà Nội đề nghị lùi thời hạn kết thúc thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor đến ngày 17/9.

Theo công văn, được sự giúp đỡ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Hà Nội, các Sở, ngành, đơn vị liên quan của TP Hà Nội, Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản đã thực hiện Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng Công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản. Công việc triển khai dự án, kết quả bước đầu rất khả quan dưới cả góc độ kỹ thuật và thực tế cảm nhận của người dân sống cạnh khu thí điểm.


Công nghệ Nano-Bioreactor được các chuyên gia Nhật Bản đưa vào thử nghiệm trên sông Tô Lịch từ giữa tháng 5 vừa qua.

Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản đánh giá đây là nguyên nhân khách quan và đảm bảo an toàn cho TP trong mùa mưa nên việc xả nước là theo đúng quy định của UBND TP. Tuy nhiên, nếu là thực hiện dự án trên cả dòng sông Tô Lịch, từ đầu nguồn phía bên kia đường Hoàng Quốc Việt cho đến cả dòng sông, thì hệ vi sinh vật có lợi được kích hoạt liên tục, và càng có dòng chảy thì hệ vi sinh vật này càng dễ khuếch tán và có tác dụng phân giải chất ô nhiễm, nhưng lần này họ thử nghiệm và đánh giá kết quả chỉ trong đoạn 300 m ở đầu nguồn, nên với lượng nước xả là 1,5 triệu m3 xả vào khu thí điểm của công nghệ Nhật Bản gấp 10 lần lượng nước thải/ngày đêm từ 280 cống chảy vào sông Tô Lịch nhưng lại chỉ chảy cuồn cuộn vào khu xử lý từ 1 cửa xả đầu nguồn duy nhất.

"Hệ thống máy nano được gia cố và các bọt khí nano được tạo ra liên tục nên không bị ảnh hưởng bởi việc xả nước. Tuy nhiên, sau khi chuyên gia Nhật Bản chúng tôi kiểm tra hệ vi sinh vật của tấm Bioreactor thì thấy toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi do các tấm Bioreactor kích hoạt trong vòng gần 2 tháng qua đã trong chốc lát bị cuốn trôi và không còn ở khu 300m để đánh giá nữa. Nếu làm trên cả dòng sông thì dù hệ vi sinh vật có lợi có trôi khuếch tán đi và cả dòng sông có bọt khí nano thì có thể lấy mẫu thêm ở các vị trí trên giữa nguồn và hạ nguồn dòng sông thì vẫn đánh giá được kết quả. Do vậy, gần như chúng tôi phải làm lại từ đầu và cần thời gian tối thiểu trên 1 tháng để kích hoạt trở lại hệ vi sinh vật có lợi thì lấy mẫu đánh giá ở khu vực thí điểm mới chính xác, khách quan" - Công văn của Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản nêu rõ.


Nhiều loại cá theo dòng chảy từ hồ Tây vào sông Tô Lịch không thích nghi được môi trường nên đã chết hàng loạt

Do vậy, Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản báo cáo với Thủ tướng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Hà Nội cùng các Sở, ngành, đơn vị có liên quan về việc lùi thời gian thí điểm thêm 2 tháng tới ngày 17-9 (đây là dự kiến, tùy tình hình nếu có thể rút ngắn hơn, Tổ chức sẽ có văn bản báo cáo sau).

Cập nhật: 17/07/2019 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video