Hà Tây: Đã có 22 người chết vì ung thư

Sau sự kiện "Làng ung thư" Thạch Sơn (Phú Thọ), hiện nay, người dân thôn Thống Nhất xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây đang rất lo lắng vì có quá nhiều người chết vì căn bệnh ung thư. Nhiều người dân địa phương cho rằng, có thể việc sử dụng nước giếng khoan nhiễm thạch tín chính là nguyên nhân.

Cơ quan chức năng đang kiểm tra chất lượng nước tại xã Thạch Sơn, Phú Thọ (Ảnh: VNN)

Gia đình chị Nguyễn Thị Lệ, thôn Thống Nhất có hai người đã chết vì ung thư. Năm 2000, mẹ chồng chị chết vì ung thư gan. Ba năm sau, anh Phạm Văn Hưởng cũng ra đi vì căn bệnh quái ác này khi vừa tròn 47 tuổi. Từ 10 năm nay, gia đình bà vẫn sử dụng nước giếng khoan sâu 20m để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt.

Một số người dân trong thôn cho biết, nước khi bơm lên thì trong, để một lúc như nước gạo, lọc cũng không ăn được, mùi rất khó chịu và thường xuyên bị ngứa.

Anh Phạm Đức Hoành - người vừa được kết luận là bị ung thư da. Cách đây 4 năm, bố anh cũng bị chết vì ung thư thận. Anh không thể biết nguyên nhân gây bệnh, và nếu không dùng nước giếng khoan thì cũng chẳng có nguồn nước nào khác…

Theo thống kê của UBND xã Đông Lỗ, trong 10 năm qua thôn Thống Nhất có 30 người chết thì có 22 người chết vì ung thư. Những người này đều ở độ tuổi từ 45-55.

Cuối năm 2005, Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường Hà Tây lấy mẫu xét nghiệm nước giếng khoan của hơn 100 gia đình ở xã Đông Lỗ. Kết quả cho thấy, nồng độ thạch tín của hầu hết các mẫu đều vượt quá mức cho phép từ 5-6 lần. Mặc dù chưa có kết luận nguyên nhân ung thư là do nguồn nước, nhưng xử lý nước nhiễm thạch tín là việc cần làm ngay, và không phải là quá phức tạp, bể lọc đúng quy cách có thể làm giảm 90% lượng thạch tín.

Theo ông Nguyễn Tiến Nội - Giám đốc Trung tâm nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tây: "Qua kiểm tra, đa số các bể lọc ở đây quá nhỏ, chưa đủ quy cách, lớp lọc quá mỏng, giàn mưa không có. Nhìn chung các bể lọc ở đây không đáp ứng được yêu cầu".

Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa đã khuyến cáo các gia đình không ăn uống bằng nước giếng khoan, mà nên xây bể chứa nước mưa. Nhưng đa số người dân thôn Thống Nhất chưa có điều kiện xây bể chứa. Còn nước mặt từ giếng đào, hồ ao cũng không thể sử dụng, bởi các chất ô nhiễm từ sông Nhuệ chảy qua thôn đã thẩm thấu vào nguồn nước.

Đến nay, người dân thôn Thống Nhất vẫn phải tiếp tục sử dụng nguồn nước ngầm nhiễm thạch tín trong nỗi sợ hãi về căn bệnh ung thư.

Theo VTV
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video