Hàm lượng CO2 trong khí quyển đang tăng kỷ lục

Mauna Loa là đài giám sát hàm lượng khí carbon dioxide (CO2) lâu đời nhất trên thế giới được đặt trên ngọn núi lửa Mauna Loa ở Hawaii. Ngày 9/5, Mauna Loa cho biết bầu không khí bên trên ngọn núi lửa Mauna Loa đã đạt mức quan trọng: Lần đầu tiên kể từ năm 1958, nồng độ carbon CO2 trung bình hàng ngày đạt 400 phần triệu.

Mùa xuân năm 2012, nồng độ carbon dioxide tại Alaska, Canada và một vài địa điểm gần Bắc Cực khác đã vượt ngưỡng 400 phần triệu. Các phần của bán cầu nam có thể sẽ đạt ngưỡng này trong vòng vài năm tới. Các nhà khoa học tại Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) cho rằng đến năm 2016, nồng độ khí thải gây hiệu ứng nhà kính trung bình toàn cầu sẽ đạt mức 400 phần triệu.

Lần cuối cùng nồng độ CO2 đạt ngưỡng cao đến thế là trong kỷ Pliocene, tức là 2,6 đến 5,3 triệu năm trước đây, khi ấy mùa hè tại Bắc Cực ấm hơn hiện nay 8 độ C. Nồng độ CO2 đã tăng chóng mặt do sự gia tăng mức độ sử dụng nguyên liệu hóa thạch sau cuộc cách mạng công nghiệp, khi nồng độ trung bình toàn thế giới là 280 phần triệu.

Nồng độ CO2 ngày càng tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây. Cuối những năm 1950, nồng độ CO2 tăng khoảng 0,7 phần triệu mỗi năm, nhưng chỉ trong 10 năm trở lại đây, nó tăng tới 2,1 phần triệu mỗi năm.

Theo Lao Động, ScienceNews
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video