Hang động đặc biệt chứa "rồng non" quý hiếm

Công viên hang động Postojna là nơi sinh sống của loài manh giông mù thường được ví như "rồng non" do hình dáng giống sinh vật trong truyền thuyết.


Hang động Postojna là môi trường sống của rồng non quý hiếm. (Ảnh: Xinhua)

Bên dưới những ngọn đồi đá vôi ở Postojna, Slovenia là hang động dưới lòng đất có sông ngầm chảy qua. Cùng với dế, cuốn chiếu và bọ cánh cứng, rồng non là loài thống trị hang động đa dạng sinh học nhất thế giới này, theo National Geographic. Những con kỳ giông sống dưới nước gần như trong suốt này có tên chính thức là manh giông (Proteus anguinus). Là động vật ăn thịt hàng đầu trong thế giới của chúng, manh giông có thể dài 30 cm, có khả năng tái tạo chi, sống tới 100 năm tuổi và nhịn ăn hàng chục năm. Các nhà khoa học đang nghiên cứu mã ADN của chúng để tìm cách lý giải khả năng tái tạo và thích nghi trên.

Một trong những nơi thích hợp nhất để nghiên cứu về chúng và tăng cường bảo tồn là Công viên hang động Postojna, cách thủ đô Ljubljana gần một giờ lái xe. Ban quản lý Postojna gần đây thông báo 30 con manh giông non chào đời trong hang động, một kỷ lục về tỷ lệ sống sót. Trong tự nhiên, các nhà khoa học ước tính chỉ có 2 trong số 500 quả trứng manh giông nở thành công. Tại Postojna, ít nhất 30 - 43 quả trứng đã nở, gấp đôi tỷ lệ năm 2016 và giúp xác nhận nỗ lực chăm sóc của các cán bộ ở Postojna đã tạo nên sự khác biệt.


Manh giông có khả năng tái tạo chi và sống rất lâu. (Ảnh: Alamy)

Với địa hình gồm vô số hố sụt và hang động tối sâu, trong quá khứ, cư dân địa phương tin rằng có rồng sống ở đây. Họ nghĩ sương mù ấm áp phun ra từ hang vào mùa đông là hơi thở của sinh vật khổng lồ dù thực chất, đó là kết quả từ nhiệt độ ổn định bên trong hang. Khi dòng sông chảy ra hang bị ngập và cuốn theo những con manh giông chết đuối, người dân xem chúng như con non của loài rồng lớn hơn ẩn nấp ở hang.

Ngày nay, chúng vẫn là loài bí ẩn, nằm trong danh mục dễ tổn thương của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) do thiếu dữ liệu. Giới khoa học thậm chí chật vật trong việc xác định có bao nhiêu cá thể sống trong lãnh địa nhỏ bé ở dãy núi Dinaric Alps trải dài dọc vùng ven biển Adriatic từ miền bắc Italy tới Albania. Môi trường sống dưới nước của chúng đang bị đe dọa bởi hóa chất gây ô nhiễm, phân bón thấm hoa lớp đá có độ thẩm thấu cao và bị hấp thụ bởi manh giông.

Cập nhật: 28/10/2022 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video