Năm ngoái, châu Phi có khoảng 2000 trường hợp bị suy nhược cơ thể do giun ký sinh trùng gây ra.
Loại giun ký sinh trùng này có thể đẻ ra hàng ngàn các ấu trùng trong nguồn nước tạo nên nguồn bệnh. Hiện chưa có bất cứ loại vắc xin hay cách chữa trị hiệu quả nào cho những bệnh nhân bị nhiễm giun ký sinh trùng.
Mặc dù giun ký sinh không làm người nhiễm giun chết ngay lập tức, nhưng chúng có thể gây những đau đớn sau khi con người uống phải nguồn nước bị nhiễm bẩn. Cụ thể, khoảng vài tháng sau khi uống phải nước này sẽ có những con giun xuất hiện dưới da bệnh nhân.
Trước đó, việc thúc đẩy tiêu diệt giun ký sinh trùng đã được bắt đầu bởi Trung tâm Carter – được thành lập bởi bởi cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter từ năm 1986.
Khi trung tâm Carter bắt đầu kế hoạch chống lại bệnh do giun ký sinh trùng gây ra 25 năm trước thì có khoảng 3,5 triệu trường hợp bị bệnh trên 21 quốc gia ở châu Phi và châu Á.
Hiện nay không có bất cứ loại vắc xin hay cách chữa trị hiệu quả
nào cho những bệnh nhân bị nhiễm giun ký sinh trùng
Ông Carter cho biết rằng: “Giun ký sinh trùng để lại những hậu quả khủng khiếp về sức khỏe, giáo dục và việc làm của các nước. Nó ngăn cản con người thoát khỏi nghèo đói”.
Cục phát triển quốc tế (DflD) đã sẵn sàng chi 20 triệu bảng Anh để khởi động chương trình này. Tuy nhiên, con số đó chỉ giải quyết được khoảng 1/3 chi phí cho chương trình này.
Vì vậy, số tiền hỗ trợ này sẽ được sử dụng để Trung tâm Carter đào tạo nhân lực trong việc theo dõi dịch và sử dụng vải để lọc nước uống.
Nếu thành công, đây sẽ là lần đầu tiên một căn bệnh được quét sạch thông qua chương trình giáo dục nâng cao nhận thức người dân mà không cần dùng đến thuốc hay văcxin. Điều đó có nghĩa là bệnh do giun ký sinh trùng đang trên bờ vực bị xóa sổ.
Gần đây Nigeria, Niger và Ghana đã thành công trong những nỗ lực quét sạch dịch bệnh do giun ký sinh trùng gây ra.