Hiệu ứng khiến chúng ta cứ đi qua khỏi cửa là lại quên mình định làm gì

Liệu có phải việc chúng ta hay quên béng thứ cần làm là do chúng ta không tập trung, lơ đễnh hay là bởi những lý do khác?

Thử tưởng tượng rằng, vào một ngày nào đó, bạn dắt xe ra khỏi cửa để chuẩn bị tới chỗ làm.

Bất chợt bạn nhận ra rằng, mình đã bỏ quên một thứ quan trọng trên phòng. Vội chạy nhanh lên phòng, nhưng vừa đi qua cửa, bạn như vừa bị "tẩy não" và không thể nhớ nổi mình quay trở lại làm gì.

Bạn không phải là người duy nhất mắc phải tình trạng này mà có vô số người cũng như vậy.

Điều này thậm chí có thể xuất hiện ở những người có trí nhớ "siêu phàm" nhất. Vậy lý do dẫn đến tình trạng mơ hồ này là gì? Câu trả lời chính là do "hiệu ứng cánh cửa".


Vừa đi qua cửa, bạn như vừa bị "tẩy não" và không thể nhớ nổi mình quay trở lại làm gì.

"Hiệu ứng cánh cửa" là gì?

Theo các nhà tâm lý học, hiện tượng "hiệu ứng cánh cửa" được hiểu rằng: "Sau khi chúng ta đi qua cánh cửa để bước vào một căn phòng, chúng ta sẽ hoàn toàn không hiểu mình đang làm gì ở đó".

Trong thời gian đầu khi nghiên cứu về bộ não của con người, các nhà khoa học cho rằng bộ nhớ của con người giống như một cái tủ nhiều ngăn, mỗi ngăn sẽ lưu trữ kinh nghiệm sống mà con người trau dồi được.

Những ngăn tủ này sẽ nằm "yên vị" cho đến khi nào chúng ta cần kéo ra sử dụng. Khi cần áp dụng lại kinh nghiệm cũ, chúng ta chỉ đơn giản kéo đúng ngăn tủ mình cần.

Nhưng theo mô tả sự hình thành bộ nhớ, bộ não của chúng ta phức tạp hơn rất nhiều. Thậm chí, những nghiên cứu gần đây cho thấy hoạt động của não có thể sẽ xuất hiện nhiều thay đổi trong cuộc đời của một người. Trước đó, người ta vẫn tin, não chỉ tập trung phát triển trong thời kỳ tuổi thơ ấu và sau đó sẽ không thay đổi.


Khi đi qua cánh cửa phòng thay đồ người ta sẽ quên hết mọi thứ mình cần làm.

Trong một nghiên cứu mới đây về "hiệu ứng cánh cửa", Gabriel Radvansky và các cộng sự đến từ Đại học Notre Dame đã khám phá ra một thực tế thú vị. Đó chính khi đi qua cánh cửa phòng thay đồ người ta sẽ quên hết mọi thứ mình cần làm.

Ở nghiên cứu đầu tiên, họ đã thử nghiệm trên hàng chục nhóm tình nguyện. Nhóm người tham dự sẽ được điều hướng qua một môi trường thực tế ảo bao gồm 55 phòng lớn, nhỏ và theo dõi qua màn hình TV. Phòng lớn được bố trí hai chiếc bàn nằm ở đầu và cuối phòng, trong khi các phòng nhỏ chỉ có một bàn, trên mỗi mặt bàn là một vật thể ảo.

Nhiệm vụ của người tham gia là nhặt đồ vật và đặt lên một cái bàn khác, sau đó tiếp tục nhặt một đồ vật mới.

Nhóm nghiên cứu quan sát thấy, bất cứ khi nào người tham gia đi qua một lối vào mở, hiệu suất bộ nhớ của họ lại giảm đi. Họ không hề nhớ mình phải làm gì với vật thể khi bước vào phòng thay đồ.

Tiếp theo đó, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hiệu ứng cánh cửa bằng cách sử dụng không gian phòng thực tế.

Thật thú vị rằng việc thay đổi không gian cũng không hề cải thiện hiệu suất bộ nhớ của những người tham gia khi họ đi qua cánh cửa.

Vậy lý do điều gì đã gây ra hiệu ứng cánh cửa "trớ trêu" này?

Hiện tại, vẫn chưa có giải thích cụ thể cho hiện tượng này. Nhưng các nhà tâm lý học tin, việc đi qua cửa và bước vào một phòng sẽ tạo ra một "chướng ngại vật" về tinh thần trong não.

Giả thuyết này đưa ra trong một nghiên cứu về trí nhớ, chứng tỏ rằng những người đi qua cửa đã phải đối mặt với "sự chia rẽ" trong ký ức của họ.

Hơn nữa, người ta cũng tin đi bộ qua cửa - trí nhớ cũ sẽ bị dỡ bỏ, nhường chỗ cho những điều mới. Theo thuật ngữ khoa học, trải nghiệm ngắn ngủi từ phòng này qua phòng khác được gọi là "hiệu ứng cập nhật vị trí".

Cập nhật: 24/05/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video