Hiệu ứng nhà kính "đẩy" nhiều động vật lên cao

Tình trạng ấm lên toàn cầu đang đẩy nhiều loài động vật và thực vật nhiệt đới tới những nơi cao hơn môi trường quen thuộc của chúng. Tình trạng này sẽ đẩy nhanh sự biến mất của các khu rừng nhiệt đới thấp.

Trong một nghiên cứu hiếm hoi về tác động của hiệu ứng nhà kính đối với các khu vực nhiệt đới, nhà sinh thái học Robert Colwell của Đại học Connecticut (Mỹ) và cộng sự tới một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động ở Costa Rica để thu thập dữ liệu về 2.000 loài thực vật và côn trùng ở khu rừng trên sườn núi. Họ nhận thấy một nửa số loài sống ở độ cao từ 600 mét trở lên đã di chuyển lên những nơi mà chúng chưa từng xuất hiện.

"Nhiều loài sẽ không thể quay trở lại độ cao cũ vì phần lớn rừng nhiệt đới ở các sườn núi đang dần biến mất bởi hoạt động của con người", Robert nhận định.

Ngoài hoạt động của con người, sự tồn tại những rừng nhiệt đới thấp cũng bị đe dọa bởi một yếu tố nữa: sự thiếu vắng những loài sinh vật thay thế. Những động vật và thực vật không thể "" lên cao cũng đối mặt với hiểm họa, trừ khi chúng có thể chịu đựng được nhiệt độ cao hơn. 

Trong một nghiên cứu khác, các chuyên gia về động vật của Đại học California (Mỹ) nhận thấy sóc, chuột và nhiều động vật có vú ở công viên quốc gia Yosemite, bang California, Mỹ có xu hướng dịch chuyển lên cao trong gần một thế kỷ qua.

Sóc đỏ (Ảnh: Custompublish)

"Sau khi so sánh kết quả của một cuộc khảo sát quy mô lớn vào năm 1918 ở dãy núi Sierra Nevada và những bằng chứng vừa thu thập được, chúng tôi nhận thấy động vật có vú cỡ nhỏ đã và đang chuyển lên những vị trí cao hơn để thích nghi với sự gia tăng nhiệt độ", Craig Moritz, một giáo sư sinh học trong nhóm nghiên cứu, phát biểu.

Trong khi một nửa động vật có vú cỡ nhỏ ở công viên quốc gia thay đổi độ cao thì số còn lại không hề di chuyển. Điều đó có nghĩa là sự tương tác giữa các cộng đồng sinh vật đã thay đổi.

Mặc dù sự thay đổi độ cao của các loài không phá vỡ tính đa dạng sinh học của một khu vực, nhưng việc các loài thay đổi độ cao trong gần một thế kỷ có thể gây nên những hậu quả tai hại trong tương lai.

"Một ngày nào đó trong tương lai, các nhân tố tạo nên hệ sinh thái có thể sụp đổ vì một nhân tố then chốt biến mất quá nhanh", James Patton, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, giải thích.

Việt Linh - Vnexpress (Theo AFP)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video