Hình ảnh rõ nét về sét dị hình màu đỏ được chụp từ Trạm vũ trụ Quốc tế

Sét dị hình màu đỏ là một hoạt động quang học gắn liền với chớp mạnh, diễn ra trong thời gian rất ngắn.

Sét dị hình màu đỏ nhìn từ ngoài không gian

Các phi hành gia trên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) chụp bức ảnh tuyệt đẹp trên khi họ đang quan sát trận giông bão phía trên thành phố ở miền nam Mexico, vào ngày 10/8. Dọc theo góc phải bức ảnh, cột sáng màu đỏ và tía đang vươn lên khỏi tia chớp màu trắng-xanh.


Sét dị hình màu đỏ xuất hiện dọc theo mép bên phải của bức hình. (Ảnh: NASA.)

Bức ảnh đầu tiên về sét dị hình màu đỏ được chụp vào năm 1989. Nó thường xuất hiện dưới dạng những sợi phân nhánh màu đỏ, phía trên khu vực có chớp đang hoạt động mạnh. Tia điện phóng vào khí quyển có thể dài tới 90 km, vùng sáng nhất nằm ở độ cao từ 65-75 km.


Hình ảnh phóng to của sét dị hình màu đỏ. (Ảnh: NASA.)

Sét dị hình màu đỏ chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn từ 3 đến 10 mili giây. Vì vậy, việc quan sát nó phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Bức ảnh chụp lần này là một trong những hình ảnh rõ nét nhất về sét dị hình màu đỏ do phi hành gia trên ISS ghi lại.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video