Hồ nước kỳ lạ quanh năm sôi sùng sục và bốc khói nghi ngút

Nhìn từ xa hồ nước này như thể một nồi nước sôi được ai đó nhóm lửa đun quanh năm vậy.

Hồ Frying Pan hay còn gọi là hồ "Chảo chiên" nằm ở thung lũng Waimangu (New Zealand) là một trong những hồ nước nóng lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Sở sĩ hồ nước nóng này có cái tên như vậy là vì nhiệt độ của nước tại đây quanh năm luôn giữ ở mức 50-60 độ C.


Khói bốc lên nghi ngút trên mặt hồ.

Nhìn hồ Frying Pan qua các bức ảnh, nhiều người sẽ nghĩ đám khói trắng lơ lửng trên mặt hồ là sương mù – hình thành do không khí lạnh kết hợp với nước có nhiệt độ cao, tuy nhiên, trên thực tế, lớp khói dày đặc này là hơi nước trong hồ bốc lên, trong đó có chứa carbon dioxide và khí hydro sunfua.


Nhìn qua ảnh, nhiều người sẽ nghĩ đám khói này là sương mù.


Đây được coi là hồ nước sôi lớn nhất trên thế giới.

Nói về lịch sử hình thành của Frying Pan, người ta phải quay lại năm 1886, khi núi lửa Mount Tarawera "cựa mình" phun trào và tạo nên nhiều miệng núi lửa quanh chân nó.

Kể từ khi người Châu Âu đến và phát hiện ra vùng đất New Zealand, đây được coi là vụ phun trào núi lửa lớn nhất tại quốc gia này. Mount Tarawera "trở mình", dòng dung nham nóng bỏng của nó lan rộng ra vùng thung lũng Waimangu nơi nó ngồi và xóa đi vĩnh viễn nhiều vùng đất quý giá của New Zealand, trong đó có tháp silica trứ danh thế giới - Pink and White Terraces. Thế nhưng đổi lại, nó đã mang đến cho thung lũng này những "đứa con" mang đặc trưng về thủy nhiệt và địa nhiệt của nó.


Hồ Frying Pan bao phủ một khu vực rộng 38.000m2.

Những miệng núi lửa mới, trong suốt 15 năm sau vụ phun trào núi lửa, được "tắm" dưới những trận mưa, để rồi hình thành nên các suối nước nóng, trong đó có suối nước nóng lớn nhất thế giới - Frying Pan.

Nhưng Frying Pan năm đó chưa phải là Frying Pan hiện tại. Năm 1917, một vụ phun trào núi lửa khổng lồ khác nổ ra, tác động đến địa hình xung quanh hồ giúp nó đạt đến được kích thước và hình dáng như hiện tại.


Frying Pan là "nhà" của rất nhiều loài sinh vật nhưng hầu như là các loài sinh vật ưa nhiệt.

Hồ Frying Pan bao phủ một khu vực rộng 38.000m2. Mặc dù rộng nhưng nước trong hồ tương đối nông, phổ biến ở mức 6m, chỗ sâu nhất cũng chỉ đạt 7,6m. Nằm xung quanh miệng hồ là những bãi silica và khoáng sản đầy màu sắc.

Frying Pan là "nhà" của rất nhiều loài sinh vật nhưng hầu như là các loài sinh vật ưa nhiệt và có khả năng phát triển ở nhiệt độ cao. Với nhiệt độ cao, 50-60 độ C, mức nhiệt độ cơ thể người không thể chịu được, thế nhưng điều đó không có nghĩa con người không thể chinh phục. Vào những năm 1970, Ron Keam – một nhà nghiên cứu tại trường Đại học Auckland – đã thực hiện một cuộc khảo sát toàn diện hồ Frying Pan trên một chiếc thuyền gỗ được thiết kế đặc biệt có khả năng thích nghi với nhiệt độ cao và hóa chất có trong hồ được gọi với cái tên thuyền Maji Moto.

Cập nhật: 01/08/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video