Hôm nay, ESA phóng tên lửa tới sao Mộc

Sứ mệnh JUICE của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) sẽ được khởi động vào ngày 13/4, với đích đến là sao Mộc.

Nhiệm vụ thám hiểm sao Mộc (JUICE) với hành trình xấp xỉ 740 triệu km, kéo dài 8 năm, do ESA quản lý sẽ được khởi động vào 19:15 tối 13/4.


Một tên lửa Ariane 5 được phóng từ Guiana, Pháp vào ngày 5/4/2018, mang theo 2 vệ tinh liên lạc thương mại lên quỹ đạo Trái đất. (Ảnh: Arianespace).

Trong sứ mệnh này, tên lửa Ariane 5 sẽ đưa các thiết bị quan sát khám phá 3 trong số 4 mặt trăng chính của sao Mộc, hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời.

Do sự phức tạp của quỹ đạo chuyến bay, tên lửa Ariane 5 nhiều khả năng sẽ phải thực hiện toàn bộ quá trình cất cánh chỉ trong 1 giây. Đây cũng sẽ là chuyến bay cuối cùng của Ariane 5, sau hơn 30 năm phục vụ.

Tên lửa trong sứ mệnh JUICE dự kiến sẽ chạm tới quỹ đạo của sao Mộc vào tháng 7/2031, tức hơn 8 năm kể từ thời điểm hiện nay.

Tại đây, hệ thống tiếp tục dành khoảng 3 năm rưỡi để di chuyển xung quanh hành tinh này, đồng thời khám phá 3 trong số 4 mặt trăng chính của sao Mộc, gồm: Europa, Ganymede và Callisto.

Trong đó, Ganymede và Callisto là 2 mục tiêu lớn nhất của sứ mệnh, vì đây được cho là nơi có khả năng tồn tại sự sống cao nhất.


Tên lửa Ariane 5 sẽ phải phóng lên không trung trong khoảng thời chưa đến 1 giây. (Ảnh: ESA).

Theo ESA, tàu JUICE sẽ hoạt động trong một môi trường khắc nghiệt với mức bức xạ cao, tạo thành bởi sự kết hợp giữa từ trường cực mạnh của sao Mộc và các hạt tích điện phát ra từ hành tinh và mặt trăng núi lửa gần nó.

Do ảnh hưởng của bức xạ, những nhà thiết kế tàu vũ trụ đã phải giấu phần lớn các thiết bị điện tử quan trọng bên trong 2 hầm lót chì. Về cơ bản, nó giống như một boong-ke hạt nhân thu nhỏ, được đặt trên tàu.

Tuy nhiên, điều này vẫn không tránh khỏi việc các tấm pin mặt trời của tàu bị xuống cấp rất nhanh do mức độ phóng xạ cao.

Để tránh tàu JUICE trở thành một mảnh rác không gian mất kiểm soát, ESA có kế hoạch sẽ hạ cánh tàu xuống bề mặt của mặt trăng Ganymede khi nó hoàn thành xong công việc của mình.


Ganymede - vệ tinh lớn nhất của sao Mộc, là nơi có thể ẩn chứa sự sống (Ảnh: Getty).

Sở dĩ các nhà khoa học quan tâm nhiều đến mặt trăng của sao Mộc là bởi chúng dường như chứa đựng những đại dương nước lỏng khổng lồ ẩn dưới lớp vỏ băng dày hàng chục km.

Trong số những đại dương này, hoàn toàn có thể tồn tại một hoặc nhiều điều kiện thuận lợi cho các dạng sống cơ bản.

Dẫu vậy, ngay cả khi JUICE chưa thể tìm thấy bằng chứng về sự sống trên các mặt trăng của sao Mộc, sứ mệnh này vẫn sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự tồn tại của môi trường thích hợp cho sự sống ở bên ngoài Trái đất.

Nếu sứ mệnh diễn ra thuận lợi, đây sẽ là cột mốc mới của nhân loại, với việc một tàu vũ trụ lần đầu tiên di chuyển xung quanh một mặt trăng không phải của Trái đất.

Sứ mệnh cũng sẽ mở đường cho một loạt các nhiệm vụ đổ bộ khả thi trong tương lai tới các thế giới ngập tràn đại dương của sao Mộc.

Cập nhật: 13/04/2023 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video