Hòn đảo sơ sinh mới nổi ở Nhật Bản có thể "sống thọ"

Trái đất vừa sinh ra một hòn đảo mới. Hòn đảo được đặt tên là Niijima. Những hình ảnh chụp từ vệ tinh của NASA chỉ rõ về hòn đảo “sơ sinh” này.

>>> Đảo mới ở Nhật Bản tiếp tục mở rộng diện tích

Niijima là một hòn đảo núi lửa. Nó nổi lên từ Thái Bình Dương cách đây một tháng, cách khoảng 965km từ phía nam Tokyo. Hòn đảo vẫn còn khá nhỏ, theo một báo cáo gần đây thì nó chỉ rộng 13,8 ha. Nó cao hơn mực nước biển khoảng 60 - 80 mét.

Hình ảnh trên được chụp vào ngày 8/12 do Trung tâm hình ảnh chi tiết của Vệ tinh quan sát Trái đất ở NASA cung cấp. Màu xanh nước biển xung quanh hòn đảo là do các khoáng chất núi lửa và khí trộn lẫn với trầm tích đáy biển, theo một báo cáo của NASA.


Hòn đảo "sơ sinh" Niijima ở Nhật Bản. (Ảnh do NASA chụp)

Những mảng khói mỏng trong hình ảnh là tro và hơi nước, đều liên quan đến các vụ phun trào.

Không phải ngẫu nhiên khi Niijima hình thành rất gần với hòn đảo Nishino – Shima, khoảng đất rộng lớn hơn ở trên ảnh.

Cả hai hòn đảo là một phần của hệ thống vòng cung Izu - Bonin - Mariana, tạo thành một dòng núi lửa ở phía tây Thái Bình Dương, phía nam Nhật Bản. Các núi lửa hình thành khi hai mảng kiến ​​tạo gặp nhau, đôi khi trượt bên dưới những hòn đảo núi lửa khác.

Khi hòn đảo “sơ sinh” được phát hiện lần đầu tiên, nó đã phun một chùm tro bụi và hơi nước dày. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã trông thấy nó vào ngày 20/8, bằng cách bảo vệ bờ biển Nhật Bản vào ngày 20, các nhà nghiên cứu núi lửa không chắc chắn bao lâu hai hòn đảo sẽ gắn vào nhau.

"Hầu hết các hòn đảo như thế này có cuộc sống rất ngắn bởi vì chúng được tạo ra từ tro và các hạt đá lớn mà sau đó dễ bị xói mòn bởi tác động của sóng", Bruce Houghton, một giáo sư về núi lửa tại Đại học Hawaii nói với tờ Los Angeles Times vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, cho đến nay có vẻ như Niijima có thể sẽ tồn tại lâu dài. Một phát ngôn viên của cơ quan khí tượng Nhật Bản cho biết các vụ phun trào núi lửa hình thành hòn đảo vẫn đang tiếp tục, và đó có thể là Niijima sẽ sống sót trong nhiều năm - trừ khi một vụ phun trào núi lửa lớn thổi bay nó.

Theo Infonet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video