navigation

Khủng long ăn cỏ có ăn cỏ thật không?

Khủng long ăn cỏ là tên gọi đại diện cho những loài khủng long ăn thực vật. Nhưng trên thực tế, trước đây giới khoa học cho rằng Trái đất không hề có loài thực vật nào được gọi là cỏ cho đến cuối kỷ Phấn trắng.

Khi giới thiệu về các loài khủng long, các nhà cổ sinh vật học thường chia chúng làm hai loại là khủng long ăn thịt và khủng long ăn cỏ. Trong đó khủng long ăn cỏ là tên gọi đại diện cho những loài khủng long ăn thực vật chứ không phải là khủng long ăn cỏ theo nghĩa đen. Bởi trong quá khứ giới khoa học luôn cho rằng cỏ không hề xuất hiện trên Trái đất cho tới cuối kỷ Phấn trắng. Bởi vậy sẽ không hề có loài khủng long nào ăn cỏ.

Nhưng gần đây, các nhà cổ sinh vật học đã phải thay đổi lại quan điểm này và đẩy mốc lịch sử ăn cỏ của loài khủng long tiến về đầu kỷ Phấn trắng, các đây 125 triệu năm, loài cỏ đã bắt đầu xuất hiện. Điều này được khám phá ra trong quá trình nghiên cứu về hóa thạch của loài khủng long Equijubus được tìm thấy ở Trung Quốc.


Trong đó khủng long ăn cỏ là tên gọi đại diện cho những loài khủng long ăn thực vật.

Núi Mazong nằm ở cuối phía bắc của Hành lang Hexi, thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc ngày nay. Ngọn núi được đặt tên bởi vì nó trông giống như bờm ngựa bay trong gió. Núi Mazong là một nơi hoang vu, nhưng dưới lớp cát sỏi đó lại là tàn tích của những sinh vật đã chết hàng trăm triệu năm trước.

Năm 2000, các nhà cổ sinh vật học từ Trung Quốc và Hoa Kỳ đã thành lập một đoàn thám hiểm chung để khai quật các hóa thạch cổ sinh ở khu vực núi Mazong. Trong cuộc khai quật này, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một số lượng lớn các hóa thạch.

Nhà cổ sinh vật học Trung Quốc You - Hailu đã nghiên cứu hóa thạch của một loài khủng long mới và ông đặt tên cho loài khủng long này là Equijubus. Tên chi bắt nguồn từ tiếng Latinh "equus" nghĩa là "ngựa" và "juba" nghĩa là "bờm", tên chi có nghĩa là "bờm ngựa" vì hóa thạch được tìm thấy ở núi Mazong. Loài mới này được đặt tên đầy đủ là Equijubus normani, với "Normani" là tên để vinh danh nhà cổ sinh vật học nổi tiếng người Anh David B. Norman.


Equijubus có thể được coi là loài khủng long nằm ở giai đoạn trung gian giữa khủng long Iguanodon và Hasrosauridae. Equijubus có thân hình khá to lớn khi so sánh với một con Hasrosauridae “cơ bản”, nhưng chúng vẫn có thể chạy bằng hai chân sau khi bị truy đuổi bởi những kẻ săn mồi.

Mẫu vật hóa thạch của loài khủng long này bao gồm hộp sọ, xương hàm dưới, đốt sống cổ, đốt sống lưng và các bộ phận khác. Thông qua phân tích hóa thạch có thể thấy, Equijubus thuộc về loài khủng long Hadrosauridae nguyên thủy, nó đã sở hữu một số đặc điểm của Hadrosauridae, nhưng hộp sọ của nó cũng có những đặc điểm rõ ràng của Iguanodon.

Các nhà cổ sinh vật học phỏng đoán rằng loài khủng long Equijubus có thể dài tới 7 m, cao 2 m và nặng 2,5 tấn, lớn gần bằng một chiếc xe tải nhỏ. Equijubus sẽ có đầu dài, mỏ sừng ở phía trước miệng và răng bằng ở bên trong má, cho phép nó nhai các loại thực vật cứng. Equijubus cũng có thân hình cường tráng, chúng thường đi bộ bằng bốn chân và chạy bằng hai chân khi chạy trốn những kẻ săn mồi.


Loài khủng long Hasrosauridae có thể có nguồn gốc từ Châu Á.

Dù không có nhiều hóa thạch của loài này, nhưng việc phát hiện ra Equijubus lại có ý nghĩa rất lớn đối với ngành cổ sinh vật học. Là một loài khủng long Hadrosauridae rất nguyên thủy, Equijubus đã chỉ ra rằng loài khủng long Hasrosauridae có thể có nguồn gốc từ Châu Á và chúng tiến hóa trực tiếp từ Iguanodon.

14 năm sau khi loài Equijubus được đặt tên, các nhà cổ sinh vật học một lần nữa nghiên cứu hóa thạch của chúng bằng công nghệ mới nhất. Họ đã tìm thấy bằng chứng về việc khủng long ăn cỏ thực sự đã ăn cỏ trong hóa thạch!

Vào ngày 21 tháng 12 năm 2017, You Hailu và các nhà cổ sinh vật học khác đã xuất bản một bài nghiên cứu có tiêu đề "Biểu bì và tinh thể liên quan đến khủng long từ họ Gramineae Trung Quốc thuộc kỷ Phấn trắng" trên Tạp chí Khoa học Quốc gia Trung Quốc. Bài nghiên cứu đề cập rằng cấu trúc vi mô của thực vật họ hòa thảo (thực vật họ cỏ, họ lúa) nguyên thủy đã được silic hóa giữa các kẽ răng của khủng long Equijubus. Điều này cho thấy thực vật họ hòa thảo nguyên thủy là thức ăn của loài khủng long này.


Xương răng hóa thạch của khủng long.

Trên thực tế, để trả lời được câu hỏi khủng long ăn cỏ có ăn cỏ hay không thì chúng ta cần phải biết rằng họ cỏ là một họ thực vật lớn với hơn 650 chi. Lúa, lúa mì, ngô, kê, lúa miến, v.v ... những loài thực vật mà chúng ta không thể sống nếu thiếu đều thuộc họ cỏ, và nhiều loại thực vật khác mà chúng ta có thể ăn cũng thuộc họ cỏ.

Người ta luôn nghi ngờ về sự xuất hiện của họ cỏ, và khoảng thời gian xuất hiện của nó cũng khá mập mờ. Và trước đây giới khoa học luôn cho rằng chúng xuất hiện sau loài khủng long. Thế nhưng thông qua việc khám phá bí mật từ hóa thạch của loài khủng long Equijubus, chúng ta đã biết được rằng cỏ đã xuất hiện trên Trái đất từ 125 triệu năm trước. Điều này đồng nghĩa rằng trên Trái đất, khủng long thời đó cũng có tập tính ăn cỏ (ăn cỏ theo đúng nghĩa đen).


Loài thực vật có hạt được biết đến sớm nhất có thể bắt nguồn từ kỷ Jura giữa hoặc lâu hơn, cách đây 164 triệu năm. Nó được phát hiện trong kỷ Jura Boda ở Nội Mông. Mặc dù loài thực vật này chỉ cao vài cm, nhưng nó cũng đã có rễ, thân, lá, quả.

Cập nhật: 31/12/2020 Theo Trí Thức Trẻ