Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng với quan niệm về cái chết và hóa thân tái sinh của các Lạt Ma. Hóa thân được hiểu là sự hiện diện của chư Phật, bồ tát và các vị đạo sư có sự giác ngộ cao và thực hiện cứu độ. Khi chết đi, chư Phật, bồ tát và các vị đạo sư có thể chọn tái sinh để hoàn tất những gì còn dang dở. Không giống như đầu thai chuyển kiếp, hóa thân tái sinh vẫn giữ nguyên được ký ức về cuộc sống trước khi chết.
Khi chết đi, chư Phật, bồ tát và các vị đạo sư có thể chọn tái sinh để hoàn tất những gì còn dang dở. (Ảnh minh họa).
Một câu chuyện nổi tiếng về hóa thân tái sinh là của Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên là Gendun Drupa (1391 - 1475).
Đại sư Gendun Drupa có sự chuẩn bị cho cái chết của mình. Ông từng nói với các đệ tử rằng sau khi viên tịch sẽ tái sinh để hoàn thành những công việc còn dang dở. Theo đó, đại sư Gendun Drupa đưa ra một số đồ dùng hàng ngày và viết một bài kệ để các đệ tử dựa vào đó tìm được hóa thân tái sinh của Người.
Trong 2 năm sau, các đệ tử nỗ lực tìm kiếm hóa thân tái sinh của đại sư Gendun Drupa và thành công. Họ xác định một cậu bé 2 tuổi sống tại vùng Tsang, miền trung Tây Tạng chính là hóa thân tái sinh của đại sư Gendun Drupa. Theo một số giai thoai, cậu bé 2 tuổi trên từng nói với cha mẹ rằng tên của cậu thực ra là Pema Dorjee (tục danh của Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên).
Để kiểm tra xem cậu bé có chính xác là hóa thân tái sinh của đại sư Gendun Drupa, người ta đặt nhiều đồ vật trong đó có những đồ dùng hàng ngày của Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên. Khi ấy, cậu bé chọn chính xác những đồ dùng hằng ngày mà đại sư Gendun Drupa để lại. Thêm nữa, cậu bé cũng giải nghĩa chính xác và rành mạch bài kệ mà đại sư Gendun Drup để lại trước khi chết. Vì vậy, về sau, cậu bé được đưa về tu tập với pháp danh Gendun Gyatso (1475 - 1542) và trở thành Đạt Lai Lạt Ma đời thứ hai.