Làm sao để đưa Trạm Vũ trụ Quốc tế về lại Trái đất?

Nếu bạn đang thắc mắc, thì đúng là chúng ta có thể đưa Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) về lại Trái đất. Tuy nhiên, nó sẽ chỉ còn là một khối kim loại nóng chảy hỗn tạp mà thôi!

Để hiểu được tại sao lại như vậy, trước hết, chúng ta cần biết một số thông tin bao gồm các lực tác động, quỹ đạo, và trọng lực.

Người ta đã đưa ISS lên vũ trụ như thế nào?

Trạm Vũ trụ Quốc tế có kích thước ngang ngửa một sân bóng đá. Vì quá lớn, nó không thể được đưa lên vũ trụ chỉ với một lần bay.


Các phi hành gia đã phải mất hơn 10 năm mới lắp ráp xong ISS trên vũ trụ.

Trên thực tế, tàu con thoi của NASA đã phải mất đến 37 chuyến mới đưa được hầu hết các thành phần của ISS lên độ cao 350km phía trên mặt đất – tức độ cao tương đương 3.850 sân bóng đá chồng lên nhau. Và các phi hành gia đã phải mất hơn 10 năm mới lắp ráp xong ISS trên vũ trụ.

Tại sao ISS không rơi xuống Trái đất?

Để hiểu tại sao ISS có thể bay trên vũ trụ mà không rơi xuống Trái đất, bạn cần biết về các lực tác động.

Bạn không thể thấy lực, nhưng có thể cảm nhận được nó. Lực có thể khiến mọi thứ di chuyển, và khiến chúng ngừng di chuyển.

Có hai lực khác nhau giúp giữ ISS trên vũ trụ. Đầu tiên là trọng lực. Những thứ có khối lượng rất nặng (như các hành tinh) tạo ra một lực kéo những thứ nhỏ hơn (như bạn) về phía chúng. Lý do chúng ta không trôi nổi trên bầu trời (và cũng là lý do bạn rơi xuống trở lại khi nhảy vào không trung) là bởi trọng lực của Trái đất luôn kéo chúng ta xuống mặt đất.

Khi các phi hành gia bay ra xa khỏi Trái đất, họ trôi nổi bởi họ đã thoát khỏi trọng lực. Nhưng tại sao trọng lực không kéo ISS trở về Trái đất?

Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta phải biết về một lực khác gọi là lực ly tâm. Khi một thứ di chuyển theo vòng tròn, lực ly tâm đẩy chúng ra khỏi vòng tròn đó. Bạn có thể cảm nhận điều này khi chơi đu quay ở công viên, hoặc khi bạn đi xe qua một khúc cua và bị ép vào cửa xe.

ISS di chuyển trong một vòng tròn quanh Trái đất ở vận tốc vừa đủ. Lực ly tâm đẩy nó ra xa bằng đúng trọng lực kéo nó về mặt đất. Trạng thái cân bằng này được gọi là một quỹ đạo ổn định. Và trừ khi có thứ gì đó xảy ra và khiến nó thay đổi, ISS vẫn sẽ tiếp tục di chuyển như thường lệ.


Khu vực nơi ISS nhiều khả năng sẽ rơi xuống.

Liệu chúng ta có thể đưa ISS trở về Trái đất?

Khi nào ISS sẽ thực sự trở về "quê mẹ"? Chúng ta chưa biết. Nhưng nhiều khả năng điều đó sẽ xảy ra sau 5 năm kể từ lúc này.

Khi các phi hành gia từ ISS quay về Trái đất, họ đi trên những buồng nhỏ giống như những buồng mà họ đã dùng để lên đó. Nó có thể chứa được 3 người, và một vài thứ lặt vặt khác. Nó chắc chắn không đủ lớn để…nhét vừa ISS, kể cả khi chúng ta xẻ trạm vũ trụ này thành từng mảnh nhỏ. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta không còn sử dụng ISS nữa?

Một số phần của nó có lẽ sẽ được giữ lại trên vũ trụ để tái sử dụng cho một trạm vũ trụ mới. Nhưng hầu như toàn bộ ISS sẽ trở về Trái đất. Để làm điều này, những người điều khiển sứ mệnh (những người điều hành ISS) sẽ sử dụng các tên lửa gắn trên trạm để lái nó đến gần Trái đất. Khi đã đủ gần, trọng lực sẽ bắt đầu kéo ISS xuống.

Khi trạm đi vào bầu khí quyển (lớp không khí bao quanh Trái đất), nó sẽ bốc cháy. Nguyên nhân xuất phát từ một loại lực khác gọi là ma sát, xảy ra khi hai thứ trượt trên nhau với tốc độ cao. Ma sát khiến mọi thứ nóng lên.

Một khi ISS đã vượt qua bầu khí quyển, nó nhiều khả năng sẽ rơi xuống một vùng trống trên Thái Bình Dương, gọi là "Oceanic Pole of Inaccessability" (tạm dịch: vùng đại dương không tiếp cận được). Đây là một trong những nơi trống trải nhất Trái đất, nằm giữa New Zealand và Nam Cực. Các trạm vũ trụ khác, như trạm Mir của Nga, đã yên nghỉ tại đây, ở độ sâu 4km dưới mực nước biển.

Cập nhật: 15/06/2020 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video