Lần đầu tiên tìm thấy động đất theo... mùa

Các cơn bão thường xuất hiện theo mùa, nhưng động đất thì chưa ai nghĩ đến. Các nhà khoa học đã phát hiện thấy ở Himalaya, chúng cũng xuất hiện theo chu kỳ nhất định và trong mùa đông.

Trong nhiều năm, các nhà địa chấn học đã quan sát thấy ở dãy núi vĩ đại của châu Á này, động đất xuất hiện nhiều hơn trong các tháng mùa đông so với các tháng hè, nhưng họ không thể tìm ra nguyên nhân của điều đó. Một nghiên cứu mới sử dụng dữ liệu vệ tinh và hệ thống định vị toàn cầu đã tìm thấy mối liên quan giữa sự gia tăng động đất với thời kỳ gió mùa mang mưa tưới đẫm vùng này vào mỗi mùa hè.

Himalaya là vùng có hoạt động động đất cao do sự va chạm của hai mảng thạch quyển Ấn Độ và Âu -Á, trong khi vùng Ấn Độ tiếp tục lấn sâu vào châu Á.

Động đất theo mùa ở Himalaya được cho là liên quan đến hoạt động của gió mùa gây mưa. (Ảnh: Theodora)

Philippe Avouac từ Viện công nghệ California và cộng sự đã phân tích dữ liệu của 1.000 trận động đất tại Himalaya và phát hiện thấy số lần xảy ra vào mùa đông gấp đôi trong mùa hè. Chẳng hạn, có tới 150 trận động đất cấp 3 xảy ra từ tháng 12 đến tháng 2, nhưng chỉ có 75 trận trong mùa hè. Số liệu cũng tương tự với các lần động đất cường độ mạnh hơn.

Số liệu vệ tinh về mực nước trong các dòng sông ở thung lũng Ganges cho thấy có sự dao động mạnh giữa đông và hè - khi gió mùa bắt đầu thổi vào tháng 5, mực nước bắt đầu tăng tốc mạnh, và tăng cao hơn 4 mét vào thời điểm tháng 9, trước khi bắt đầu đợt thoái trào cho đến mùa gió mùa năm sau.

Theo lý giải của nhóm nghiên cứu, khi những cơn mưa do gió mùa mang đến lấp đầy các dòng sông trong thung lũng Ganges, chúng đã làm tăng áp suất lên đất đá trong vùng. Khi mưa tạnh và nước sông bắt đầu ngấm vào lòng đất, sức ép này được giải toả hướng đến phần trước của dãy Himalaya. Sự phân bố lại sức ép dẫn tới nén ép theo chiều ngang trong dãy núi vào thời điểm cuối năm, và cuối cùng kích hoạt những trận động đất vào mùa đông.

Avouac cũng tin rằng cơ chế gây động đất ở Himalaya là độc nhất vô nhị.

T. An

Theo LiveScience, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video