Loài nhện có khả năng kinh dị mà giờ khoa học mới phát hiện ra

Khả năng này có thể khiến những người sợ nhện cảm thấy... hết muốn sống.

Trên đời này, những sinh vật đáng sợ nhất hoặc là nhiều hơn 4 chân, hoặc không có cái chân nào cả, và loài nhện thuộc vào trường hợp đầu tiên.

Con người sợ nhện vì nhiều lý do lắm. Chúng nhiều chân, lông lá, lại có nọc độc chết người. Mà đôi lúc, bản thân cái tên "nhện" đã là một sự đáng sợ rồi.


Đôi lúc, bản thân cái tên "nhện" đã là một sự đáng sợ rồi.

Nhưng tất cả vẫn chưa là gì so với khả năng kinh dị mà mới đây các nhà khoa học đã phát hiện ra. Tin được không, nhện có thể di cư bằng cách... bơi qua biển - BƠI nhé, không phải đi theo thuyền của con người đâu.

Đó là những gì các chuyên gia từ ĐH Adelaide (Úc) mới công bố về loài nhện cửa sập (trapdoor spider - Moggridgea rainbowi). Cụ thể, nhện cửa sập Úc thuộc cùng loài với nhện cửa sập tại Nam Phi. Tuy nhiên, trong nhiều năm các nhà khoa học vẫn tranh cãi về việc bằng cách nào loài nhện này di cư từ châu Phi sang châu Úc.


Nhện cửa sập.

Một trong số các giả thuyết được đặt ra là nhện cửa sập đã "bơi" qua Ấn Độ Dương, thông qua những chiếc "bè" siêu nhỏ làm từ bụi đất. Tuy nhiên, giả thuyết này được cho là "điên rồ", vì kích thước của loài nhện này quá bé nhỏ - khoảng 3,5cm (tương đương với một đồng xu).

Vậy mà những bằng chứng khoa học mới tìm ra lại chứng minh giả thuyết này là sự thật.

Nhện cửa sập đã đến Úc vào một khoảng thời gian rất khó hiểu

Nhện cửa sập của Úc và tại Nam Phi có chung một chuỗi ADN đặc trưng, cho thấy chúng vốn thuộc cùng một chi, nhưng phân tách ra trong khoảng 2 - 16 triệu năm trước. Trong đó, loài nhện tại châu Úc chỉ xuất hiện trong khoảng 1 - 6 triệu năm.

Đó là khoảng thời gian quá muộn để xuất hiện bất kỳ sự dịch chuyển kiến tạo địa chất nào, nhưng cũng là quá sớm để con người có thể can thiệp. Vậy nên, khả năng duy nhất và cũng điên rồ nhất chính là chúng tự bơi qua biển mà thôi.


Nhện cửa sập của Úc và tại Nam Phi có chung một chuỗi ADN đặc trưng.

"Trước kia chúng ta tưởng rằng loài nhện này tách ra khỏi châu Phi từ 95 triệu năm trước. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ ra rằng loài M rainbowi từ châu Úc đã tách ra khỏi nhện cửa sập châu Phi từ 16 triệu năm trước. Khoảng thời gian này lệch với sự xuất hiện của con người và khả năng dịch chuyển của các mảng kiến tạo" - Sophie Harrison, thạc sĩ ĐH Adelaide cho biết.

Theo Harrison, có vẻ như một vài mảng đất đã rơi xuống biển cùng loài nhện này, theo sóng mà cập bến châu Úc.

"Tổ của loài nhện này được thiết kế giống như một chiếc cửa sập, nên khá an toàn. Có lẽ đó là lý do vì sao chúng có thể lênh đênh đến một vùng đất mới" - Harrison chia sẻ thêm.


Tổ của loài nhện này được thiết kế giống như một chiếc cửa sập, nên khá an toàn.

Nếu như giả thuyết của Harrison được công nhận, loài nhện này sẽ là một trong hai sinh vật có khả năng di cư qua biển sang hẳn một lục địa mới.

Trước đó, khoa học tin rằng loài khỉ từ châu Phi cũng sang Úc theo con đường này, vào khoảng 34 - 37 triệu năm trước.

Cập nhật: 05/08/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video