Một con khỉ macaque sơ sinh bắt chước nhà nghiên cứu le lưỡi |
Theo một nghiên cứu của Italia được đăng trên tạp chí PloS Biology, loài khỉ macaque rhesus cũng có khả năng này.
Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Pier Ferrari thuộc trường Đại học Parme dẫn đầu đã thử nghiệm 21 con khỉ macaque sơ sinh.
Khi đối diện với con vật mới sinh, nhà nghiên cứu mở to miệng hay tạo tiếng động từ đôi môi. Con khỉ được 1 ngày tuổi không hề tỏ dấu hiệu bắt chước. Ngược lại kể từ ngày thứ ba sau khi ra đời, con khỉ bắt đầu biết bắt chước nét mặt của các nhà nghiên cứu.
Giai đoạn bắt chuớc này dừng lại khoảng 2 tuần sau, tức sớm hơn so với người hay loài khỉ lớn và có thể kéo dài hơn khi con khỉ ở cùng với các đồng loại.
Vào những năm 1990, các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự có mặt của những tế bào thần kinh gương (mirror neurons) ở loài khỉ macaque, chứng tỏ chúng có khả năng cố ý bắt chước. Những tế bào này sáng lên khi con khỉ thực hiện một hành động, cũng như khi nó nhìn thấy một con khỉ khác hay một con người thực hiện hành động tương tự.
V.N