Lợi ích tuyệt vời của bạch quả bạn nên biết

8 lý do khiến bạch quả được ưa chuộng

Bạch quả có tên khoa học là Ginkgo biloba, được mệnh danh là "hoá thạch sống" vì là loại cây duy nhất còn sót lại của bộ thực vật cổ xưa. Bạch quả đã được sử dụng như một vị thuốc trong y học cổ truyền. Loại cây này giàu chất chống oxy hóa và có thể giúp giảm viêm, đồng thời có lợi cho sức khỏe tim mạch, chức năng não và sức khỏe của mắt, cùng với một số tình trạng khác.

1. Lợi ích của bạch quả đối với sức khoẻ


 Bạch quả đã được sử dụng như một vị thuốc trong y học cổ truyền.

Theo Y học cố truyền Trung Quốc, chiết xuất lá của bạch quả thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Loại thảo dược này có vị ngọt, đắng, đi vào kinh tim và phổi nên có nhiều công dụng đối với sức khoẻ.

Bạch quả giúp làm dịu thần kinh cũng như giúp loại bỏ nhiệt và là thuốc lợi tiểu, Ngoài ra, bạch quả còn giúp thúc đẩy quá trình bài tiết chất lỏng ra khỏi cơ thể, loại bỏ tình trạng ứ máu.

Bạch quả có thể hữu ích đối với một số loại bệnh: tim đập nhanh, mất ngủ, tiểu ít bất thường, tăng huyết áp, suy nhược thần kinh, viêm thận, phù nề, bệnh mạch máu ngoại biên (rối loạn tuần hoàn).

Theo Y học hiện đại, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích của chiết xuất bạch quả đối với sức khoẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa đủ để khẳng định những lợi ích này. Do đó, những lợi ích của bạch quả đối với sức khoẻ chỉ mang tính tiềm năng. Cụ thể:

1.1. Có tác dụng giảm viêm

Nhiều năm nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm cho thấy chiết xuất bạch quả có thể làm giảm các dấu hiệu viêm ở cả tế bào người và động vật ở nhiều trạng thái bệnh khác nhau.

Một số tình trạng cụ thể mà chiết xuất bạch quả đã cho thấy có tác dụng giảm viêm bao gồm: viêm khớp, bệnh viêm ruột (IBD), ung thư, bệnh tim, đột quỵ.


Bạch quả có tác dụng giảm viêm. (Ảnh: Internet)

1.2. Cải thiện chức năng não

Bạch quả được cho rằng có thể tăng cường chức năng não ở những người khỏe mạnh cũng như làm tăng hiệu suất tinh thần và cảm nhận hạnh phúc.

Hơn nữa, bạch quả còn có thể cải thiện trí nhớ và suy giảm nhận thức cũng như có tác dụng trong việc điều trị bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu để đi đến kết luận này.

1.3. Giảm lo lắng

Nghiên cứu cho thấy dùng chiết xuất bạch quả có thể giúp tăng chất chống oxy hóa để giúp giảm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng, tuy nhiên nghiên cứu này còn hạn chế.

1.4. Tốt cho sức khoẻ mắt

Bạch quả có đặc tính chống oxy hoá nên có thể giúp cải thiện lưu lượng máu đến dây thần kinh thị giác và võng mạc của mắt.

Ngoài ra, bạch quả cũng có phản ứng chống viêm giúp ngăn ngừa thoái hóa mắt và các vấn đề về thị lực liên quan, chẳng hạn như tăng nhãn áp.


Nhờ có đặc tính chống oxy hoá nên bạch quả có thể ngăn ngừa được nhiều bệnh lý ở mắt. (Ảnh: Internet)

1.5. Tốt cho người bị đau nửa đầu

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, bạch quả là một phương pháp điều trị rất phổ biến cho chứng đau đầu và đau nửa đầu. Người ta cho rằng bạch quả có tác dụng này là nhờ tác dụng chống viêm và chống oxy hoá.

Tuy nhiên, dường như bạch quả thường có hiệu quả trong việc làm giảm các cơn đau đầu do căng thẳng hoặc do giảm lưu lượng máu, mạch máu bị co thắt.

1.6. Có thể cải thiện các triệu chứng hen suyễn và COPD

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bạch quả có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh hen suyễn và các bệnh viêm đường hô hấp khác như COPD.

Điều này là do các hợp chất chống viêm trong bạch quả, có thể giúp giảm viêm đường hô hấp và tăng dung tích phổi.

1.7. Giảm các triệu chứng PMS

PMS là hội chứng tiền kinh nguyệt với các triệu chứng như cáu kỉnh, lo lắng, cảm xúc không ổn định, đau ngực,...

Một nghiên cứu cũ hơn ở 85 sinh viên đại học cho thấy các triệu chứng PMS được báo cáo giảm 23% khi tiêu thụ bạch quả.


Chiết xuất bạch quả có thể làm giảm triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. (Ảnh: Internet)

1.8. Cải thiện chức năng tình dục

Bạch quả được cho là có thể cải thiện một số vấn đề về sức khoẻ tình dục, chẳng hạn như rối loạn cương dương, suy giảm ham muốn.

Vì bạch quả có khả năng cải thiện nồng độ oxit nitric trong máu, giúp cải thiện tuần hoàn thông qua sự giãn nở của mạch máu nên có thể hữu ích trong việc điều trị các triệu chứng khác nhau của rối loạn chức năng tình dục bằng cách cải thiện lưu lượng máu đến những vùng đó trên cơ thể.

Ngoài những lợi ích nổi bật trên, bạch quả còn có nhiều lợi ích khác như tốt cho sức khoẻ tim mạch, hỗ trợ điều trị trầm cảm, hạ huyết áp.

2. Những lưu ý khi sử dụng bạch quả

Nhìn chung bạch quả an toàn đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, loại cây này vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, đau bụng, phát ban,...

Ngoài ra, khi sử dụng bạch quả, mọi người cần lưu ý một số điều:

  • Nếu bạn bị dị ứng với thực vật có chứa alkylphenol hoặc đang dùng một số loại thuốc thì không nên sử dụng bạch quả. Một số loại thuốc có thể tương tác với bạch quả như thuốc làm loãng máu (Warfarin, aspirin), thuốc chống trầm cảm (Prozac, Zoloft), NSAID (ibuprofen, naproxon).
  • Bạch quả có thể gây chuyển dạ sớm và chảy máu quá nhiều khi sinh con. Do vậy, phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng loại cây này.
  • Vì có tác dụng phụ làm tăng nguy cơ chảy máu, nên Hiệp hội Bác sĩ Gây mê Hoa Kỳ và Học viện Phẫu thuật Chỉnh hình Hoa Kỳ cũng khuyến cáo nên tránh dùng bạch quả 2 tuần trước khi phẫu thuật.
  • Hạt bạch quả sống rất độc và không an toàn khi ăn. Vì hạt bạch quả có chứa một lượng lớn ginkgotoxin, một hợp chất có thể ngăn chặn vitamin B6 và gây ra tác dụng gây độc thần kinh như co giật và hôn mê. Vì vậy, mọi người không nên ăn hạt bạch quả sống và không ăn loại hạt này với số lượng quá nhiều.
  • Bạch quả cũng có thể tương tác với gừng, tỏi, nhân sâm và làm tăng nguy cơ chảy máu. Do đó, mọi người không kết hợp hoặc ăn các loại thực phẩm này với nhau.

Mọi người có thể sử bạch quả để chế biến thức ăn như nấu chè, hầm thịt,... Liều lượng khuyến cáo khi bổ sung bạch quả từ 120 đến 240 miligam mỗi ngày chia làm nhiều lần. Nếu bạn sử dụng dưới các dạng thực phẩm bổ sung thì nên lưu ý và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Cập nhật: 13/11/2023 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video