Ly kỳ giai thoại loài cua mang gương mặt tức giận của chiến binh Samurai

Heikegani là loài cua bản địa của Nhật Bản. Trên mai của chúng nổi vân giống hệt gương mặt của một samurai đang tức giận, do đó chúng còn có biệt danh khác - cua Samurai.

Trên thế giới có nhiều loại động vật kỳ dị mang khuôn mặt con người, trong đó có loài giáp xác nổi tiếng ở Nhật Bản, đó là loài cua Heikegani (cua Heike) hay còn được gọi là "cua mặt người".

Cua Heikegani có tên khoa học là Heikeopsis japonica, là một loài cua bản địa của Nhật Bản. Chúng còn có tên gọi “cua mặt người” là bởi phần mai của loài cua này có hình dáng, đường nét của vân nổi giống hệt như khuôn mặt lúc giận dữ của những chiến binh Samurai.


Cua Heikegani có tên khoa học là Heikeopsis japonica.

Người Nhật coi chúng là hóa thân của những chiến binh Samurai thuộc gia tộc Heike, một gia tộc samurai vô cùng dũng mãnh nhưng không may bại trận trong cuộc chiến tranh chấp ngai vàng vào năm 1185. Ghi chép cho biết, trong trận chiến khốc liệt Dan-no-ura vào năm 1185, hàng trăm chiến binh Samurai đã bỏ mạng trên biển. Cơ thể của họ sau khi trôi dạt trên biển đã chìm xuống, vùi lấp trong lớp cát dưới đáy biển. Linh hồn của họ thì cư ngụ trong thân xác của loài cua Heikegani, để rồi gương mặt giận dữ mang theo tín nhiệm tử chiến của họ được khắc trên mai của loài cua này.

Được biết, những con cua truyền thuyết Heikegani có kích thước rất nhỏ, chỉ chừng 4cm. Theo giải thích khoa học, con người thấy phần mai cua giống hệt mặt người là do một hội chứng có tên “pareidolia” tạo nên, hay còn biết tới như một loại “ảo giác”.


Người Nhật coi chúng là hóa thân của những chiến binh Samurai thuộc gia tộc Heike.

Tuy vậy, đến tận ngày nay, khi bắt được những con cua Heikegani, những ngư dân Nhật Bản sẽ lại thả chúng xuống biển. Đây được coi là cách họ bày tỏ lòng tôn kính với những chiến binh Samurai thuộc bộ tộc Heike.

Nhà Minamoto chạm trán hạm đội nhà Taira tại en Shimonoseki, một khoảng nước nhỏ phân cách giữa đảo Honshu và đảo Kyūshū. Sau hàng loạt cung tên, sáp chiến bắt đầu. Thủy triều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trận đánh, ban đầu mang lợi thế cho nhà Taira, những thủy thủ kinh nghiệm và tài giỏi hơn, và sau đó là cho nhà Minamoto. Lợi thế của nhà Minamoto được nâng cao nhiều nhờ sự phản bội của Taguchi Shigeyoshi, một tướng quân của nhà Taira nói ra vị trí của Thiên hoàng Antoku và thần khí. Nhà Minamoto chuyển sự chú ý của mình đến con thuyền của Thiên hoàng, và trận đánh nhanh chóng chuyển hướng có lợi cho họ.


Ngày nay, khi bắt được những con cua Heikegani, những ngư dân Nhật Bản sẽ lại thả chúng xuống biển

Quy tắc hải chiến thời đó quy định không bắn vào người lái thuyền, chỉ bắn chết võ sĩ samurai, tức là thành viên chiến đấu. Sở dĩ như vậy, vì người lái thuyền đều là dân chài, không phải quân lính, nếu bắn chết họ thì sau này họ sẽ không lái thuyền cho quân đội nữa, thủy quân cũng không hình thành nổi. Tuy vậy, Yoshitsune vốn là người miền Ðông, không nghĩ xa tới tương lai thủy quân, nên đã phá lệ cũ, nhằm bắn người lái thuyền trước nhất. Người lái thuyền không mặc giáp trụ, nên bị trúng tên thì bị thương nặng không lái thuyền được nữa. Vì vậy, họ sợ bỏ chạy hết, khiến đoàn thuyền của Taira không xoay xở được. Các tướng Taira đã thốt lên “Yoshitsune là đồ hèn!” mà chết đi.

Dù được lý giải theo góc nhìn của khoa học thì "cua mặt người" này vẫn là điều kỳ lạ, thu hút sự tò mò, thích thú đối với mỗi du khách khi đến thành phố Shimonoseki của Nhật Bản.

Cập nhật: 16/11/2022 Kiến Thức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video