Vì sao con lắc mỏng manh chiến thắng được viên đạn?

  •   54
  • 3.038

Viên đạn vỡ tan khi bắn vào hệ thống con lắc tưởng chừng rất mong manh. Bí mật được soi rọi dưới ánh sáng của định luật vật lý kinh điển.

Con lắc ra đời nhằm chứng minh định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn năng lượng.
Con lắc ra đời nhằm chứng minh định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn năng lượng.

Con lắc Newton là một thiết bị được chế tạo vào thế kỷ 17, bởi nhà khoa học người Pháp Edme Mariotte nhằm chứng minh định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn năng lượng thông qua những quả cầu lắc lư, được gắn trên một giá đỡ.

Trong một video được đăng tải trên kênh The Slowmo Guys, các nhà nghiên cứu đã sử dụng camera tốc độ cao Phantom TMX 7510 để ghi lại cảnh một viên đạn súng lục 9mm được bắn thẳng vào hệ thống con lắc đang đặt trên bàn.

Nhiều người có lẽ sẽ cho rằng những quả cầu mong manh không thể chịu được lực tác động từ viên đạn mà vỡ tan, hoặc chí ít cũng bị văng đi tứ tung. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy điều ngược lại.

Sự thật cho thấy viên đạn mới là vật bị vỡ tan ngay sau khi xảy ra va chạm. 
Sự thật cho thấy viên đạn mới là vật bị vỡ tan ngay sau khi xảy ra va chạm.

Thay vì quả cầu, viên đạn mới là vật bị vỡ tan ngay sau khi xảy ra va chạm. Thêm vào đó, hệ thống con lắc với những quả cầu bị chịu tác động thậm chí còn chẳng hề xê dịch trong giây lát.

Theo lý giải, sở dĩ xảy ra điều này là bởi khi viên đạn lao vào, nó đồng thời tạo ra một phản lực có cùng độ lớn, nhưng theo phương ngược lại, khiến viên đạn lập tức bị vỡ (theo Định luật III Newton).

Trong khi đó, quả bóng chịu tác động đứng im là do động lượng của nó được chuyển sang cho các quả bóng khác. Bạn đọc có thể xem rõ hơn về thí nghiệm thú vị này trong video dưới đây.

*Lưu ý: Những người làm video nhấn mạnh rằng thử nghiệm này rất nguy hiểm, và người xem không thực hiện tại nhà.


Đoạn video được quay ở 100,000 FPS, tức gấp khoảng 4.000 lần so với tốc độ mắt người, đã ghi lại chuyển động chân thực của viên đạn.

Cập nhật: 04/08/2024 Dân Trí
  • 54
  • 3.038