Mắt - có thể mù lòa

Bác sĩ Vũ Tuệ Khanh, khoa kết giác mạc Bệnh viện Mắt trung ương, khẳng định đã có không ít trường hợp 17, 18 tuổi ban đầu chỉ bị bệnh viêm kết mạc thông thường, nhưng do dùng thuốc không có chỉ định đã bị mù một cách đáng tiếc.

Lông thú là thủ phạm

Một bệnh nhân bị viêm kết mạc mùa xuân đang được bác sĩ thăm khám (Ảnh: N. Hà, TTO)
Bác sĩ Khanh cho biết đây là một bệnh do cơ địa dị ứng, bản chất không nguy hiểm nhưng rất khó chịu. Bụi nhà, lông vật nuôi có thể chính là thủ phạm gây bệnh. Mùa xuân, lượng phấn hoa di chuyển nhiều hơn trong không khí cũng là một tác nhân khiến bệnh tăng mạnh. Riêng ngày 15-2 tại phòng khám 402, 16 Bùi Thị Xuân, Hà Nội của Bệnh viện Mắt trung ương, trong 80 bệnh nhân đến khám có gần 20 trường hợp bị viêm kết mạc mùa xuân.

Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở các bé trai, bắt đầu từ tuổi đi học. Triệu chứng phổ biến của bệnh là ngứa mắt, dụi mắt xoáy vào trong, mắt càng ngứa, bệnh càng nặng. Đôi khi ngứa chỉ do kích thích đi nắng nhiều, gió bụi nhiều, ngứa đỏ mắt lên, người bệnh dụi mắt nhiều hơn.

Có trường hợp buổi sáng tỉnh giấc từ trong phòng ấm bước ra ngoài gặp lạnh cũng gây bệnh. Việc theo dõi và phát hiện yếu tố nào gây dị ứng sinh bệnh viêm kết mạc đối với cơ địa mỗi người để tránh tiếp xúc là cách phòng bệnh tái phát một cách hiệu quả.

Không tùy tiện dùng thuốc

Không điều trị kịp thời và theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh viêm kết mạc sẽ nặng lên, sinh ra nhiều biểu hiện khác ngoài kết mạc, từ viêm kết mạc có thể phát triển thành bệnh viêm giác mạc, làm giảm thị lực, gây khó khăn trong sinh hoạt.

Thông thường, bệnh nhân viêm kết mạc dị ứng sẽ được chỉ định dùng thuốc chống dị ứng, thuốc chống viêm và thuốc dinh dưỡng bề mặt nhãn cầu. Thuốc chống dị ứng và thuốc dinh dưỡng phải dùng kéo dài, còn thuốc chống viêm nếu tùy tiện sử dụng trong thời gian dài, không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây bệnh thiên đầu thống dẫn đến mù loà.

Giai đoạn đầu viêm kết mạc có biểu hiện phổ biến là đỏ mắt, ngứa mắt, bệnh có thể tái phát nếu lại tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, nên nhiều người cứ lần phát bệnh sau lại mang đơn thuốc cũ ra dùng dài ngày. Điều này rất nguy hiểm.

Các loại thuốc chống viêm có chế phẩm corticosteroid có tác dụng đỡ đỏ, nhưng ngay trong thành phần thuốc này lại có chất làm co mạch, mắt đang đỏ trắng ra tức thì. Người sử dụng thích vì triệu chứng được chữa khỏi, nhưng bị dị ứng lại không chữa căn nguyên gây dị ứng, không dùng nhóm thuốc chống dị ứng mà chỉ dùng thuốc chống viêm có chất làm co mạch sẽ dễ dẫn đến mù lòa.

Bác sĩ Khanh cũng khuyến cáo nhiều bạn trẻ có thói quen dùng các loại thuốc tra mắt (như V-Rohto) thường xuyên, cứ nghĩ đơn giản thuốc vào đẩy bụi ra, nhưng trong V- Rohto có dẫn chất kháng sinh, co mạch nên liều lượng sử dụng phải hợp lý đúng theo chỉ định của bác sĩ, tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn. 

NGỌC HÀ

Theo Tuổi trẻ online
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video