Một số hiểu biết về cúm gia cầm và thuốc Tamiflu (oseltamivir)

Virus H5N1 do Viện VSDT trung ương chụp

Tại sao lại gọi là bệnh cúm chim (bird flu)? Vì là virus gây bệnh cúm ở chim; những virus này có tự nhiên ở loài chim.  Chim hoang dã trên toàn thế giới mang virus trong ống tiêu hóa nhưng lại thường không bị bệnh do virus này. Tuy nhiên, bệnh cúm có sức lan tràn rất lớn ở loài chim và có thể làm cho  gia cầm như gà, vịt... bị bệnh và chết.

Thường virus cúm chim/gia cầm không lây nhiễm sang người nhưng nhiều trường hợp người bị nhiễm virus cúm gia cầm đã xảy ra kể từ năm 1997.

Virus cúm chim/gia cầm khác với virus cúm ở người như thế nào? Thể virus cúm chim/gia cầm A còn có nhiều thể phụ; những thể phụ này cũng khác nhau vì có một vài protein trên bề mặt của virus cúm A (protein hemagglutinin HA và neuramidase NA). 

Virus cúm A có tới 16 thể phụ HA và 9 thể phụ NA; cũng có thể còn có nhiều phối hợp khác của protein HA và NA nữa, mỗi sự phối hợp tạo ra một thể phụ khác. Mọi thể phụ của virus cúm A đều có thể tìm thấy ở chim.

Tuy nhiên, khi nói về virus “cúm chim” tức là nói đến các thể phụ của cúm A chủ yếu gập ở chim.  Các thể này thường không lây nhiễm cho người nhưng vẫn có khả năng lây. Khi nói về các “virus gây cúm ở người ” là nói về các thể phụ xảy ra phổ biến ở người. 

Người ta mới chỉ biết đến 3 thể phụ của virus gây cúm A ở người (H1N1, H1N2 và H3N2), rất có thể một số gien của virus gây cúm A ở người có nguồn gốc từ chim. Virus gây cúm A thường xuyên thay đổi và có thể thích ứng theo thời gian để lây nhiễm và lan rộng ở người.       

Triệu chứng của bệnh cúm gia cầm ở người? Có thể có những triệu chứng giống như cúm điển hình (sốt, ho, đau họng và đau cơ) hay đau mắt, viêm phổi, bệnh hô hấp nghiêm trọng (như bệnh suy hô hấp cấp)  và nhiều biến chứng đe dọa sinh mạng khác.  Các triệu chứng của cúm gia cầm ở người phụ thuộc vào loại virus nào gây bệnh.

Cúm gia cầm lan truyền như thế nào ?  nước bọt, nước mũi và phân của chim/gia cầm bị nhiễm bệnh đều có chứa virus.  Chim và gia cầm bị nhiễm virus khi tiếp xúc với những chất thải nói trên hay trên các bề mặt bị ô nhiễm. Người ta tin rằng hầu hết các trường hợp bị nhiễm virus cúm gia cầm ở người đều do tiếp xúc với gia cầm nhiễm bệnh hay từ mặt đất bị ô nhiễm. Sự lan truyền virus cúm gia cầm từ người bệnh sang người lành vẫn còn hiếm và chưa nhận thấy sự lây truyền đi xa quá một người.

Nguy cơ xảy ra đại dịch cúm gia cầm ở người? Virus H5N1 thường không lây nhiễm cho người. Tuy nhiên, năm 1977 đã có trường hợp đầu tiên truyền bệnh từ chim sang người trong một đợt bùng phát cúm gia cầm ở Hồng Kông. Virus đã gây ra bệnh suy hô hấp nghiêm trọng ở 18 người, 6 trong số đó đã chết. Từ ngày đó không có thêm trường hợp nào nhiễm H5N1 ở người. 

Những trường hợp nhiễm H5N1 ở người mới đây đã xảy ra ở Khơ Me, Thái Lan và Việt Nam cũng trùng hợp với những đợt bùng phát lớn cúm gia cầm. Tổ chức y tế thế giới cũng đã cho biết những trường hợp nhiễm ở người ở Indonesia. Hầu hết những trường hợp này đều xảy ra với những người có tiếp xúc với gia cầm hay diện tích ô nhiễm, tuy nhiên người ta cho rằng đã có một vài trường hợp lây nhiễm H5N1 từ người sang người.  Cho tới nay, sự lây truyền virus H5N1 từ người sang người vẫn còn hiếm và chưa vượt quá 1 người nhưng các virus gây bệnh cúm đều có khả năng biến đổi. Các nhà khoa học lo ngại rằng virus H5N1 một ngày nào đó có thể lây nhiễm cho người và lan truyền dễ dàng từ người sang người. Vì những virus này không thường xuyên lây nhiễm cho người nên không hay ít tạo ra miễn dịch để bảo vệ . Khi virus H5N1 trở nên dễ lây nhiễm và lan truyền dễ dàng từ người sang người thì đại dịch sẽ bùng phát, vì vậy các chuyên gia đang theo dõi chặt chẽ diễn biến của dịch cúm gia cầm ở châu á. 

Điều trị bệnh cúm gà ở người như thế nào? Virus H5N1 hiện đang phát triển ở châu á đã gây ra bệnh và tử vong ở người đã kháng với amantadine và rimantadine, 2 thứ thuốc kháng virus thường được dùng để trị cúm.  Hai loại thuốc chống virus khác là oseltamir và zanamavir sẽ có thể có tác dụng để chữa cúm do H5N1 gây ra nhưng còn cần nghiên cứu thêm về hiệu quả của các thuốc này.

Tamiflu là biệt dược của Oseltamir, đóng gói dưới dạng viên nang 75mg màu xanh/vàng nhạt trong vỏ gelatin cứng hay dạng nhũ tương màu trắng có mùi thơm hoa quả đang là thuốc chống bệnh cúm gia cầm được nói đến nhiều. Thuốc chống virus, ngăn chặn các tác động của virus trong cơ thể; để chữa bệnh do virus cúm gây ra ở những bệnh nhân mới có triệu chứng; cũng dùng để phòng nhiễm virus cúm; ngoài ra còn dùng vì những mục đích khác.

Nếu bị bệnh thận, gan, các bệnh mãn tính hay bệnh nghiêm trọng khác thì không nên dùng thuốc hay nếu có dùng thì phải điều chỉnh liều lượng, phải theo dõi đặc biệt.  Tamiflu theo phân loại của FDA là thuộc bảng C nghĩa là không rõ thuốc có hại cho thai không, do đó nếu đang có thai thì không dùng thuốc nếu không nói cho thầy thuốc biết. Cũng không rõ Tamiflu có tiết qua sữa và có hại cho trẻ bú mẹ không do đó không dùng thuốc nếu cho con bú.  Sự an toàn và hiệu quả của Tamiflu chưa được xác định với người dưới 18 tuổi trong điều trị virus cúm và trẻ em dưới 13 tuổi để phòng ngừa nhiễm virus cúm  

Các tác dụng phụ có thể gập của tamiflu là biểu hiện dị ứng (khó thở, co hẹp họng, phù nề môi, lưỡi hay mặt hay phát ban). Các tác dụng phụ kém nghiêm trọng hơn, có thể tiếp tục dùng và nói với thầy thuốc nếu có các dấu hiệu và triệu chứng sau: buồn nôn, nôn hay tiêu chảy; đau bụng; nhức đầu; chóng mặt; mỏi mệt hay mọi bất thường đặc biệt khó chịu Mất ngủ hay ho hay các triệu chứng về hô hấp khác.

Nỗi lo Tamiflu chưa đủ sức mạnh để chống lại một đại dịch H5N1 vẫn được đặt ra. Chủng virus kháng Tamiflu vẫn có thể nhậy cảm với thuốc chống virus khác như Relenza (zanavir).  Cho nên rất cần dự trữ cả Tamflu và  Relenza để đề phòng đại dịch xảy ra.  Virus có thể biến dị  cho nên không nên dùng quá nhiều Tamiflu; một số người được điều trị đã tạo ra chủng virus biến dị.  Những virus biến dị hình như ít có khả năng lây nhiễm hơn so với chủng virus hoang dã do đó hi vọng những virus này không dễ lan truyền.  Trong khi chủng virus biến dị nhậy cảm với thuốc Relenza nhưng không có gì bảo đảm Relenza sẽ có hiệu quả chống lại cúm gia cầm.

Có vắcxin bảo vệ người chống bị nhiễm H5N1 không? Hiện nay chưa có vắc xin nào có thể bảo vệ được người chống lại virus H5N1. Tuy nhiên, những cố gắng tạo ra vắc xin này mới chỉ đang bắt đầu. Những thử nghiệm về vắc xin đã tiến hành vào tháng 4 năm 2005 và đang còn tiếp diễn.     

BS ĐÀO XUÂN DŨNG

Theo Tuổi trẻ Online
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video