Mức độ phóng xạ không an toàn được tìm thấy trong cây trồng ở Chernobyl

Ảnh hưởng của thảm họa hạt nhân năm 1986 vẫn có thể được tìm thấy trong các khu vực lân cận. Cụ thể là các loại cây trồng gần khu vực Chernobyl ở Ukraine vẫn bị nhiễm phóng xạ.

Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch và lúa mạch trồng ở khu vực này có chứa hai đồng vị phóng xạ - strontium 90 và cesium 137 - vượt quá giới hạn tiêu thụ an toàn.


Cây trồng gần khu vực Chernobyl ở Ukraine vẫn bị nhiễm phóng xạ.

David Santillo, một nhà khoa học pháp y về môi trường tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Greenpeace tại Đại học Exeter, cho biết: "Những phát hiện của chúng tôi chỉ ra sự ô nhiễm vẫn đang diễn ra trong khi Chính phủ đã đình chỉ chương trình giám sát hàng hóa phóng xạ vào năm 2013".

Santillo và các đồng nghiệp đã phối hợp với các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu phóng xạ Xạ Nông nghiệp Ukraine, phân tích 116 mẫu ngũ cốc, được thu thập từ năm 2011 đến năm 2019, từ Ivankiv của Ukraine cách khoảng 50km về phía nam của nhà máy hạt nhân.

Khu vực này nằm ngoài "khu vực loại trừ" của Chernobyl, bán kính 48km xung quanh nhà máy đã được sơ tán vào năm 1986 và vẫn chưa có người ở.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các đồng vị phóng xạ, chủ yếu là strontium 90, ở trên mức tiêu thụ an toàn trong 48% mẫu. Họ cũng phát hiện ra rằng các mẫu gỗ được thu thập từ cùng một khu vực từ năm 2015 đến năm 2019, có mức strontium 90 trên mức giới hạn an toàn cho củi.

Không chỉ thế, các nhà khoa học còn tin rằng bức xạ còn tồn tại trong gỗ, đặc biệt, có thể là lý do khiến cây trồng tiếp tục bị ô nhiễm, gần 35 năm sau thảm họa. Khi phân tích tro gỗ từ các lò đốt củi họ phát hiện ra hàm lượng strontium 90 cao gấp 25 lần giới hạn an toàn.

Người dân địa phương sử dụng tro này, cũng như tro từ nhà máy nhiệt điện địa phương để bón cho cây trồng của họ và chúng tiếp tục luân chuyển bức xạ qua đất. Tuy nhiên, các mô phỏng trên máy tính cho thấy có thể trồng cây trong vùng ở mức "an toàn" nếu quá trình ô nhiễm lặp đi lặp lại này chấm dứt.

Các nhà nghiên cứu hiện đang kêu gọi chính phủ Ukraine khôi phục chương trình giám sát và tạo ra một hệ thống xử lý tro phóng xạ đúng cách.

"Sự ô nhiễm của ngũ cốc và gỗ được trồng ở Ivankiv vẫn là mối quan tâm lớn và cần được điều tra khẩn cấp hơn nữa", Valery Kashparov, Giám đốc Viện nghiên cứu phóng xạ Nông nghiệp Ukraine, cho biết.

Cập nhật: 22/12/2020 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video