Nam châm tí hon chữa trị ung thư

Mới đây, các nhà khoa học Anh cho biết những mảnh nam châm nhỏ li ti được sử dụng trong liệu pháp gen chống ung thư ở chuột đã tạo ra một bước tiến mới trong điều trị ung thư.

Ý tưởng từ liệu pháp gen chính là việc thay thế các gen khiếm khuyết tuy nhiên biện pháp này chưa mấy thành công do rất khó đưa các gen vào các bộ phận cơ thể người một cách chính xác.

Một lựa chọn là cho các vi-rut mang gen vào cơ thể nhưng biện pháp này vô cùng mạo hiểm vì có thể gây ra phản ứng của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, đến nay các nhà khoa học Anh cho biết họ đã tìm ra cách giải quyết vấn đề.

Bằng việc đưa các hạt nano từ tính vào trong monocytes -- một loại tế bào bạch cầu – và tiêm vào mạch máu, những hạt nano từ tính này có thể tự định hướng quanh cơ thể người khi có sử dụng một nam châm bên ngoài.

Bà Claire Lewis thuộc trường đại học Sheffield và các đồng nghiệp đã thông báo trên tờ Gene Therapy rằng, sử dụng kỹ thuật này sẽ có thêm nhiều tế bào được trang bị các gen chống ung thư. Bà tin rằng phương pháp mới này cũng có thể được sử dụng để đưa các gen liệu pháp vào việc điều trị các căn bệnh khác như chứng viêm khớp hay bệnh tim.

Hạt nano từ tính (Ảnh: Reuters)


Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm bệnh lý trên người vẫn còn chưa được thực hiện. Thử nghiệm chữa trị các khối u mới chỉ tiến hành trên cơ thể chuột. Mục đích thực sự là tấn công các khối u nằm sâu trong cơ thể người vốn được cho là nguy hiểm nhất.

Liệu pháp gen đã được thổi phồng lên từ nhiều năm nay như một biện pháp điều trị ung thư và các căn bệnh khác trong đó ADN (Acid deoxyribonucleic) đóng vai trò trung tâm, tuy nhiên các nhà khoa học đã vấp phải hàng loạt các vấn đề về kỹ thuật và mức độ an toàn. Trong một thí nghiệm năm 1999, một nạn nhân đã chết, còn một số trẻ em đã mắc bệnh bạch cầu khi áp dụng biện pháp chữa trị trên.

Bà Lewis cho biết: "Chúng tôi hi vọng rằng biện pháp mới này sẽ an toàn hơn vì chúng ta đang sử dụng một cơ chế tự nhiên trong cơ thể người và các tế bào bạch cầu của chính các bệnh nhân để áp dụng liệu pháp gen”.
Đặng Nguyệt Anh (Theo Reuters, VietNamNet)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video