NASA phóng tàu nghiên cứu số lượng tiểu hành tinh kỷ lục

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ hôm 16/10 triển khai tàu thăm dò 8 tiểu hành tinh Trojan của sao Mộc trong một sứ mệnh kéo dài 12 năm.

Tên lửa Atlas V chịu trách nhiệm đẩy tàu thăm dò vào không gian đã cất cánh lúc 5h34 sáng ngày 16/10 theo giờ địa phương, tức 16h34 cùng ngày theo giờ Hà Nội, từ Căn cứ Lực lượng Không gian Cape Canaveral ở Florida, Mỹ.


Tàu vũ trụ Lucy được phóng lên từ bờ biển Florida. (Video: NASA)

Được đặt tên theo một hóa thạch tiền nhân cổ đại, tàu Lucy trở thành phi thuyền đầu tiên sử dụng quang năng để thám hiểm xa Mặt trời, với nhiệm vụ quan sát số lượng tiểu hành tinh nhiều nhất từ trước đến nay. Nó sẽ tiếp cận và quan sát 8 tiểu hành tinh Trojan của sao Mộc, giúp NASA thu thập những hiểu biết mới về lịch sử hình thành của hệ Mặt trời.

Lần tiếp cận đầu tiên của Lucy là với tiểu hành tinh Donaldjohanson trong vành đai chính giữa sao Hỏa và sao Mộc, dự kiến diễn ra vào năm 2025. Trong khoảng thời gian từ năm 2027 đến năm 2033, nó tiếp tục ghé thăm 7 tiểu hành tinh Trojan khác, trong đó vật thể lớn nhất có đường kính lên tới 95km.

Tàu vũ trụ sẽ tiếp cận các mục tiêu trong phạm vi khoảng 400km từ bề mặt và sử dụng các thiết bị khoa học và ăng-ten để điều tra địa chất của chúng, bao gồm thành phần, khối lượng, mật độ và thể tích.

Lucy được trang bị một quang phổ kế phát xạ nhiệt, có khả năng phát hiện bức xạ hồng ngoại ở khoảng cách xa, cho phép lập bản đồ nhiệt độ bề mặt của các tiểu hành tinh. Bằng cách đo nhiệt độ tại các thời điểm khác nhau trong ngày, nhóm nghiên cứu có thể suy ra các đặc tính vật lý như lượng bụi, cát hoặc đá.


Mô phỏng tàu Lucy khám phá các tiểu hành tinh sao Mộc. (Ảnh: NASA)

Các tiểu hành tinh Trojan của sao Mộc, có số lượng ước tinh hơn 7.000, là những gì còn sót lại từ quá trình hình thành sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương - nhóm hành tinh khổng lồ trong hệ Mặt trời của chúng ta. Các nhà thiên văn học tin rằng chúng nắm giữ những manh mối quan trọng về thành phần và điều kiện vật chất trong đĩa tiền hành tinh hình thành nên hệ Mặt trời, bao gồm cả Trái Đất.

"Một trong những điều đáng kinh ngạc về nhóm tiểu hành tinh Trojan khi chúng tôi bắt đầu nghiên cứu từ mặt đất là sự khác biệt đáng kể của chúng, đặc biệt là về màu sắc. Một số có màu xám, trong khi số khác có màu đỏ, gợi ý rằng các thiên thể đã hình thành cách Mặt trời bao xa trước khi di chuyển tới quỹ đạo hiện tại của chúng", nhà nghiên cứu chính của sứ mệnh Hal Leviso cho biết.

Cập nhật: 18/10/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video