Nến thơm cũng có thể gây độc

Sự lãng mạn của ánh nến lung linh cộng mùi thơm thoang thoảng... đang là mốt của nhiều gia đình trẻ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức, mùi thơm của nến sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Anh Trần Thành Dũng- một chủ cửa hàng chuyên bán đồ nến thơm trên đường Kim Liên cho biết: nến thơm có rất nhiều chủng loại và mùi khác nhau. Nến thơm cũng đa dạng không kém sản phẩm nước hoa. Giá cả của nến thơm cũng chênh nhau rất nhiều, có loại chỉ vài nghìn đồng, nhưng có loại lên đến bạc triệu!. Song, anh Dũng bật mí: với loại nến sản xuất thủ công thường có mùi rất hắc là do hóa chất tổng hợp. Còn nến đắt tiền thì hương dễ chịu hơn, nhưng nếu sử dụng nhiều cũng gây đau đầu.

Dị ứng vì hương liệu

PGS.TS Phạm Gia Điền, Viện Hóa học cho biết, nguyên nhân gây độc của nến thơm thường là do bấc lõi chì ở nến, nhất là loại nến có xuất xứ không rõ ràng. Việc dùng dây kim loại (thường là chì) để làm lõi bấc giúp nến có ngọn lửa đẹp, cháy lâu, bấc không bị gẫy. Một số loại nến thơm còn chứa các chất phụ gia để kéo dài thời gian cháy. Những chất này cũng có thể gây hại cho sức khỏe.

Về ảnh hưởng mùi thơm từ hương liệu của nến thơm, khoa học thế giới đã chứng minh: ước tính có khoảng 2% dân số thế giới mắc phải chứng dị ứng với hương liệu. Những tác dụng phụ hay gặp của hương liệu là: viêm xoang, đau đầu, nghẹt mũi, ngứa họng, đau mắt, gây choáng ngợp, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến quá trình mang thai, chứng hay quên, bệnh ung thư…

Đặc biệt, rất nhiều chất trong các sản phẩm có hương thơm có độc tính đối với cơ thể, như toluen, aeton, focmaldehit, dẫn xuất của benzen, metylen clorua trong đó nhiều chất đã được chứng minh có thể gây ung thư, dị tật bẩm sinh, vô sinh, tổn thương hệ thần kinh... Tác hại thường thấy của việc lạm dụng hương thơm đó là nó có thể gây kích phát các cơn hen (suyễn) nhiều khi rất trầm trọng ở cả người lớn lẫn trẻ em, thường xảy ra đối với các loại nến có mùi thơm tổng hợp từ hóa chất.

Dùng bao nhiêu thì đủ?

Tất nhiên, không phải cứ dùng nến thơm là ngộ độc, hoặc ảnh hưởng sức khỏe ngay lập tức. Các nhà nghiên cứu cho rằng thỉnh thoảng dùng nến thì không có hại, nhưng ngày nào cũng dùng thì lại rất nguy hiểm. Họ khuyên mọi người không nên dùng nến trong nhà tắm và trong các phòng kín, ít thông gió để tránh khói nến bám vào cơ thể sinh bệnh.

Không thắp nến trong phòng kín hoặc gần những nơi có nhiều đồ dùng bằng vải như màn cửa, thảm, chăn đệm… vừa dễ xảy ra hỏa hoạn, vừa là môi trường để các chất độc hại trong khói nến có thể lưu lại lâu dài.

Về nguyên lý, TS Trần Hữu Hoan, Viện Hóa học công nghiệp phân tích: Mùi càng thơm càng có nhiều hóa chất độc hại. Vậy nên TS Hoan khuyên, tốt nhất tránh xa các loại có mùi thơm, đặc biệt là mùi thơm được tổng hợp bằng hóa chất.

Người tiêu dùng cũng không nên quá tin vào những quảng cáo là nến thơm được sản xuất từ hương liệu tự nhiên. Có một thực tế là, rất khó sản xuất nến dùng hoàn toàn tinh dầu tự nhiên vì chúng rất đắt, lại không kết hợp tốt với sáp nến. Tinh dầu tự nhiên thường dễ bay hơi và không thể dùng để làm nến nếu không pha thêm chất ổn định. Cần lưu ý, trong quá trình sống, cơ thể tích lũy các hóa chất có mùi theo thời gian đến mức đủ nhiều thì khi chỉ hít vào thêm một lượng nhỏ nữa cũng có thể gây bệnh.

Lưu ý khi sử dụng nến thơm:
- Khi chọn mua nến, bạn nên xem kỹ phần bấc. Tốt nhất là mua nến có bấc hoàn toàn bằng sợi bông (không lõi) hoặc bấc lõi giấy. Nếu bấc có lõi kim loại thì phải xem đó có phải là chì hay không. Có một cách kiểm tra khá đơn giản: vạch đầu sợi lõi bấc vào giấy, nếu thấy xuất hiện các đường màu xám như màu bút chì thì không nên mua.
- Nếu có điều kiện, nên mua các loại nến làm bằng các nguyên liệu tự nhiên như sáp ong, vừa an toàn cho sức khỏe, vừa có mùi thơm dễ chịu.
- Nếu bấc nến quá dài thì trước khi thắp nên cắt ngắn bớt, chỉ để lại chừng 1cm. Bấc càng dài, lửa càng lớn thì lượng muội khói độc càng nhiều.
Theo Hà Nội mới
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video