Ngôi nhà làm bằng 30.000 chai thủy tinh

Từng làm việc ở VN trong những dự án thiết kế một số phần của khu Nam Sài Gòn, Q.7, tiến sĩ Ridwan Kamil, người Indonesia, có một thiết kế đặc biệt: xây dựng ngôi nhà của mình bằng 30.000 chai thủy tinh. 

Tiến sĩ Ridwan Kamil - Ảnh: Minh Tri

Nằm ở Bilangan Cigadung, bắc Bandung, Indonesia, ngôi nhà của Kamil là điểm tham quan của nhiều du khách. 30.000 chai nước giải khát được Kamil thu thập trong sáu tháng và mất hai năm để xây dựng. “Ngôi nhà của tôi rất ấm áp. Tôi luôn muốn tạo cho ngôi nhà cảm giác thật sự thoải mái và thư giãn” - Kamil chia sẻ.

Ngôi nhà có một sân nhỏ. Với Kamil, sân nhỏ này giúp ngôi nhà có được sự thông thoáng tự nhiên và lấy được ánh sáng vào ban ngày. Anh cho biết: “Khía cạnh thân thiện của ngôi nhà chính là việc dùng những vật dụng tưởng chừng bỏ đi để tạo thành một ngôi nhà mới”.

Tốt nghiệp khoa kiến trúc tại Học viện kỹ thuật Bandung, Indonesia rồi Kamil lấy bằng tiến sĩ về thiết kế đô thị tại Trường ĐH California, Mỹ. Anh đặc biệt chú ý đến công nghiệp sáng tạo, một ngành đang được chú trọng trên thế giới. Bắt đầu ngay chính vùng mình ở là Bandung, Kamil kêu gọi mọi người tham gia những hội thảo sáng tạo. Anh đã thiết lập nên “Diễn đàn sáng tạo” của TP, cùng với thanh niên trí thức trẻ trong vùng tổ chức nhiều chương trình từ lễ hội, trung tâm sáng tạo, nâng cấp công viên, nâng cao mạng lưới các doanh nghiệp, xúc tiến sáng tạo, thiết kế xanh trong TP... 

Ngôi nhà được làm bằng 30.000 chai thủy tinh - Ảnh: TS Ridwan Kamil cung cấp


“Nếu muốn phát triển nhanh chóng thì mọi người phải cùng chung tay. Đó là nguyên nhân khiến tôi tạo lập diễn đàn” - Kamil cho biết. Diễn đàn không chỉ là nơi ươm mầm những ý tưởng sáng tạo và phát triển chúng, mà giúp mọi người nhận ra những ý tưởng tiềm năng, tạo nên những giá trị kinh tế. Từ diễn đàn, chính quyền Bandung nhận thấy họ không thể thu hút du khách bằng những gì TP vốn có mà phải cải tạo hơn nữa.

Có cơ hội gặp gỡ các quan chức TP, Kamil nhấn mạnh những thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế và tiết kiệm năng lượng là những yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế. Và những thiết kế các công trình của Kamil ở Bandung đều hướng đến sự thân thiện với môi trường, trong đó Trường đại học Tarumanegara, Tây Jakarta, Kamil đã thiết kế khuôn viên của trường thành nơi dành cho sinh viên gặp mặt bạn bè, thư giãn, đọc sách... thay vì trước đây hoàn toàn dành cho đậu xe.

Trở lại VN dự hội thảo về công nghiệp sáng tạo (do Hội đồng Anh tổ chức), Kamil nói: “Tôi nghĩ VN có nền kinh tế đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Đây là thời gian chuyển tiếp, chúng ta cần phải thể hiện rõ Hà Nội, Sài Gòn là TP như thế nào để không lẫn với TP khác. Những người sáng tạo cần chủ động kết nối chứ không nên chờ đến lúc chính quyền phát động”.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video