Ngôi sao kỳ lạ nhấp nháy như đèn hiệu bị lỗi

Dạng pulsar mới được tìm thấy, song phát xung theo kiểu không liên tục, khác hẳn với các pulsar phát xung liên tục. (Ảnh: Nature)
Các nhà thiên văn đã tình cờ bắt gặp một dạng sao kỳ lạ phát những chùm sóng radio không liên tục. Chúng giống pulsar ở điểm phát xung vô tuyến, nhưng theo kiểu ngẫu nhiên, chứ không định kỳ như pulsar.

"Việc tìm ra một dạng vật thể mới như vậy là khá bất thường", Andrew Lyne, một nhà thiên văn từ Đài quan sát Jodrell Bank, Đại học Manchester của Anh, nhận định. "Nó mở ra một lĩnh vực mới trong thiên văn học", ông nói.

Ngôi sao kỳ quặc được kính thiên văn radio Parks ở New South Wales, Australia ghi nhận. Cho tới nay, người ta mới nhìn thấy 11 vật thể tương tự như vậy, và gọi chúng là các Rotating Radio Transients (tạm dịch là Các chớp radio quay - RRAT). Cứ sau một khoảng thời gian ngẫu nhiên từ 4 phút đến 3 giờ, những ngôi sao này lại bùng phát một đợt sóng radio kéo dài trong 2-30 giây.

Các đợt phát xung khiến chúng có vẻ giống như những pulsar - những ngôi sao neutron quay rất nhanh và đều đặn giải phóng một chùm sóng radio, giống như thể một ngọn hải đăng. Mỗi khi chùm sóng đó quét qua trái đất, các kính thiên radio của chúng ta sẽ nghe được một click.

Tuy nhiên, chưa ai từng nhìn thấy một vật thể dạng pulsar lại giải phóng các chùm sóng bất định kỳ giống như RRAT.

Nhóm nghiên cứu bắt gặp RRAT khi đang săn lùng các pulsar. "Có 11 vùng trên bầu trời nơi tất cả chúng tôi đều thỉnh thoảng nhìn thấy những chớp sáng", Lyne nhớ lại. "Thật khó tin rằng những chớp sáng này đến từ vũ trụ, vì chúng trông rất giống với những nhiễu sáng nhân tạo".

Nhóm nghiên cứu sau đó nhận ra rằng mặc dù thời gian của những chớp sáng rất khác nhau, song chúng luôn là bội số của một vài đơn vị thời gian nhỏ hơn, giữa 0,4 và 7 giây, phụ thuộc vào nguồn phát.

Các nhà khoa học kết luận rằng RRAT có thể là một dạng sao neutron chưa được biết đến trước đây, quay tròn định kỳ (giống như một pulsar) nhưng chỉ thỉnh thoảng mới phát ra một chùm sóng vô tuyến. Được hỏi về lý do của việc ngẫu nhiên này, Lyne thừa nhận chưa có một bằng chứng nào hết.

Vicky Kaspi, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học McGill ở Montreal, Canada, chỉ ra rằng một vài pulsar trước kia cũng được biết đến với khả năng phát ra các xung phụ không định kỳ, mặc dầu giới thiên văn thất bại trong việc giải thích điều đó.

"Có thể các RRAT cũng đang làm như vậy" - Vicky Kaspi phỏng đoán - "chỉ có điều những đợt phát sóng vô tuyến định kỳ của chúng quá mờ nhạt khiến chúng ta không thu nhận được mà thôi".

T. An
Theo VnExpress/Nature
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video