Nguyên nhân và cách chữa sưng nướu răng

Sưng nướu răng là một tình trạng răng miệng gây ra nhiều phiền toái. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tại nhà của căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Sưng nướu răng là gì?

Nếu bạn gặp tình trạng sưng nướu răng và chảy máu thường xuyên, bạn có thể đang gặp tình trạng viêm nướu răng, còn gọi là bệnh nha chu. Có hai loại viêm nướu: viêm nướu răng và viêm nha chu. Viêm nướu phản ánh tình trạng viêm răng nhẹ. Nếu không có chế độ chăm sóc răng miệng thích hợp, nó có thể tiến triển thành một tình trạng nghiêm trọng hơn, được gọi là bệnh viêm nha chu, dẫn đến gãy răng và phá hủy xương hàm.

Nguyên nhân gây sưng nướu răng

1. Sưng nướu răng do viêm nướu

Viêm nướu là nguyên nhân phổ biến nhất khiến nướu răng bị sưng. Bệnh này có thể khiến nướu bị kích ứng và sưng lên nhưng các triệu chứng có thể khá nhẹ nên thường ít được chú ý điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn không xử lý tình trạng viêm nướu sớm, bệnh này có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như viêm nha chu hay rụng răng.

Viêm nướu thường do thói quen vệ sinh răng miệng không đủ sạch khiến mảng bám tích tụ giữa nướu và răng. Mảng bám là một màng gồm vi khuẩn và thức ăn trên bám răng. Mảng bám không được làm sạch trong vài ngày sẽ cứng lại và trở thành cao răng.

Cao răng thường cứng nên bạn khó có thể loại bỏ tại nhà bằng cách dùng chỉ nha khoa hay đánh răng thông thường. Trong trường hợp này bạn cần đến nha sĩ để lấy cao răng, từ đó ngừa bệnh viêm và sưng nướu răng.

2. Sưng nướu răng do mang thai

Tình trạng nướu răng bị sưng cũng có thể xảy ra trong thai kỳ khi mức độ các hormone trong cơ thể bạn thay đổi khá nhiều. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể làm tăng lưu lượng máu tới nướu, khiến nướu dễ bị kích thích và sưng hơn. Ngoài ra, sự thay đổi hormone cũng có thể giảm khả năng chống vi khuẩn gây nhiễm trùng nướu nên sẽ làm tăng nguy cơ viêm nướu.

3. Nướu răng bị sưng do suy dinh dưỡng

Bạn có thể bị sưng nướu răng nếu thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B và C. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phục hồi sức khỏe răng miệng. Nếu mức vitamin C quá thấp, bạn có thể bị bệnh Scorbut. Ngoài sưng nướu răng, bệnh Scorbut còn có một số dấu hiệu bạn nên chú ý như:

  • Dễ bị bầm tím
  • Dễ cáu kỉnh và buồn rầu
  • Đau khớp hoặc đau chân nặng
  • Luôn cảm thấy rất yếu và mệt mỏi
  • Xuất hiện các đốm đỏ hoặc xanh trên da, đặc biệt là ở cẳng chân

4. Sưng nướu răng do nhiễm trùng

Nhiễm trùng do nấm và virus có thể gây ra tình trạng sưng nướu răng. Một số tình trạng nhiễm nấm và virus có thể kể đến là:

  • Bệnh Herpes ở miệng: Bệnh Herpes có thể gây viêm loét ở miệng và nướu, từ đó dẫn đến sưng nướu răng.
  • Nấm miệng: Nấm men trong miệng nếu phát triển quá nhiều cũng có thể gây bệnh nấm miệng hay còn gọi là nấm lưỡi hay tưa lưỡi.
  • Sâu răng: Những răng đã sâu nếu không được điều trị có thể dẫn đến áp xe răng và sưng nướu răng.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến kể trên, một số nguyên nhân ít phổ biến hơn có thể gây sưng nướu răng là:

  • Răng giả gây kích ứng nướu
  • Dùng một số loại thuốc có tác dụng phụ
  • Mắc một số bệnh toàn thân như tiểu đường
  • Dùng kem đánh răng hay nước súc miệng có chất gây kích ứng


Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là tiền đề chống lại tình trạng sưng nướu răng.

Điều trị sưng nướu răng

1. Vệ sinh, chăm sóc răng miệng

  • Đánh răng cũng như dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng và nướu nhẹ nhàng. Răng và nướu khi được làm sạch sẽ bớt đau và sưng hơn. Tuy nhiên khi thực hiện, bạn cần cẩn thận và nhẹ tay để tránh làm kích ứng nướu. Đây là cách trị sưng nướu răng đơn giản và hiệu quả nhất.
  • Súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn trong miệng.
  • Uống nhiều nước vì nước sẽ giúp kích thích sản xuất nước bọt có chức năng làm suy yếu vi khuẩn gây bệnh trong miệng.
  • Tránh các tác nhân gây kích ứng cho răng miệng như nước súc miệng quá mạnh, đồ uống có cồn và thuốc lá.
  • Bạn có thể đắp gạc lạnh lên má ở vùng nướu sưng để giúp giảm sưng nướu răng. Sau đó nếu nướu bị đau, bạn có thể đắp gạc nóng.

2. Sử dụng bài thuốc dân gian

  • Nước ép bưởi: Nước ép bưởi có chất sát khuẩn, kháng khuẩn rất tốt, đặc biệt có nhiều vitamin C cho cơ thể và tăng sức đề kháng.
  • Lô hội: Hay còn gọi là nha đam, có tác dụng rất tốt với viêm nướu răng. Để điều trị hiệu quả, bạn lấy một ít lô hội xoa nhẹ nhàng vào vùng bị viêm hoặc uống nước ép lô hội vừa giúp cơ thể khỏe mạnh vừa đẩy lùi các loại bệnh về răng miệng.
  • Chanh: Nếu là người yêu thích vị chua, bạn hãy thử uống nước ép chanh với đặc tính kháng viêm cao, sẽ đem đến cho bạn một hàm răng trắng sáng. Hơn nữa, chanh chứa vitamin C, có thể giúp nướu răng chống các bệnh viêm nhiễm. Chanh ngoài việc dùng để uống, bạn cũng có thể dùng để thoa lên răng hay đánh răng nữa đấy. Bạn vắt nước cốt chanh và thêm một chút muối hòa lên thật kỹ, sau đó bạn thoa hỗn hợp này lên răng và để trong vài phút, trước khi súc miệng bằng nước.
  • Túi trà: Lượng axit tannic trong túi trà đã qua sử dụng có thể giảm viêm nướu rất hiệu quả. Sau khi ngâm túi trà trong nước sôi, bạn để nguội một chút. Đặt túi trà nguội lên phần nướu bị viêm trong khoảng 5 phút hoặc lâu hơn, bạn sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
  • Tép tỏi: Chắc hẳn mọi người đều biết tỏi có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh, không những thế, tỏi còn giúp điều trị viêm nướu và làm giảm đau tự nhiên. Để chuẩn bị, bạn nghiền nát một tép tỏi, thêm một chút muối và thoa hỗn hợp này vào chỗ nướu bị viêm, sau đó xúc miệng lại thật sạch.
  • Mật ong: Khi nói đến các phương pháp điều trị sưng nướu, không thể không kể đến mật ong. Đặc tính kháng khuẩn và khử trùng trong mật ong điều trị nhiễm trùng nướu răng rất hữu hiệu. Sau khi đánh răng, bạn chỉ cần chà xát một lượng nhỏ mật ong (mật ong rừng càng tốt) vào vùng nướu bị viêm là bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu ngay.
Cập nhật: 05/11/2019 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video