Nhân giống thành công giống lúa thơm Basmati

PGS.TS Lê Xuân Thám - Phó Giám đốc Trung tâm Hạt nhân TP.HCM (Viện Năng lượng Nguyên tử VN) vừa cho biết kết quả nhân giống thành công giống lúa thơm đột biến Basmati ở Sóc Trăng.

Bên trái: cánh đồng lúa thơm đột biến Basmati M5 (vụ thứ năm). Bên phải: hạt gạo tám thơm ngắn thông thường của VN và hạt gạo dài của giống lúa đột biến Basmati

Đó là kết quả đề tài "Nghiên cứu phát triển các dòng thuần lúa thơm đột biến" của PGS.TS Lê Xuân Thám đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt năm 2004. Đề tài nằm trong dự án VIE 5/015 - Dự án "Nâng cao chất lượng và năng xuất lúa thơm đột biến" do Cơ quan Năng lượng Nguyển tử Quốc tế IAEA tài trợ cho Viện Năng lượng Nguyên tử VN thực hiện.

Năm 2002, giống lúa thơm đột biến Basmati bắt đầu được Trung tâm Hạt nhân TP.HCM triển khai từ một giống lúa gốc Basmati của Pakistan - một loại giống lúa nổi tiếng trên thị trường Quốc tế.

Tuy nhiên, loại giống Basmati mà Trung tâm Hạt nhân TP.HCM nhận được chỉ là giống Basmati địa phương của Pakistan và Ấn Độ có năng suất 2-3 tấn/ha, thường chỉ gieo một vụ/năm, cây cao khoảng 1,5-1,6 m và thời gian sinh trưởng là từ 140-150 ngày/vụ.

Sau khi kết hợp sử lý phóng xạ, Trung tâm Hạt nhân TP.HCM kết hợp với Trung tâm Khuyến nông - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Sóc Trăng chọn lọc qua các thế hệ hiện nay đã đạt đến thế hệ M8 (8 vụ) dòng thuần chủng (giống lúa không còn phân ly nữa).

Theo PGS.TS Lê Xuân Thám đặc điểm của dòng thuấn đột biến này vẫn giữ được mùi thơm của giống lúa Basmati kết quả này không thể thực hiện được bằng phương pháp lai tạo chọn lọc. Đặc biệt là đã rút ngắn được thời gian sinh trưởng chỉ còn 90 ngày (có thể thâm canh ba vụ hoặc hai vụ lúa một vụ màu), chiều cao của cây là 90-95 cm, hạt dài thon, đẹp, và năng suất tăng gấp 2-2,5 lần so với giống gốc.

Hiện nay, giống lúa đột biến Basmati này đã được sự chấp thuận của bà con nông dân và được triển khai khoảng 50 ha ở Tỉnh Sóc Trăng và mở rộng thêm hai Tỉnh An Giang và Đồng Nai.

Lúa giống Basmati đột biến do Trung tâm Hạt nhân TP.HCM nhân giống hiện có giá 5.000 đồng/kg (giá lúa giống thường là 3.000 đồng/kg).

PGS.TS Lê Xuân Thám cho biết thêm "Đặc điểm của giống lúa đột biến Basmati này rất thích hợp với các loại đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn của vùng Đồng Băng sông Cửu Long. Ngoài ra, đặc tính chống các loại sâu bệnh tương đối tốt và nổi trội hơn so với nhiều giống lúa thơm nhập khẩu khác".

Ngày 30-6 vừa qua, Hội đồng nghiệm thu Trung tâm Hạt nhân TP.HCM do TS.Đỗ Khắc Thịnh làm chủ tịch đã nhất trí đánh giá cao các kết quả thu được của đề tài. Đồng thời, Hội đồng đã đề nghị xây dựng dự án "Phát triển công nhận giống lúa mới - dự kiến trong giai đoạn 2007-2008".

Cánh đồng lúa đột biến Basmati được các hộ nông dân triển khai

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Sóc Trăng giống lúa đột biến Basmati đã được sự ủng hộ nhiệt tình của bà con nông dân và thích nghi tốt với môi trường sống.

Giống lúa đột biến Basmati có ba ưu điểm chính: rút ngắn thời gian canh tác (nhẹ phân), chất lượng thơm ngon (hàm lượng amylose - chất tạo tinh bột là từ 19-21% quá lý tưởng cho giống lúa thơm), dễ canh tác. Tuy nhiên, giống lúa đột biến Basmati cũng có một số nhược điểm là dễ bị rầy nâu. Tuy nhiên, đây cũng đặc điểm chung của các loại lúa thơm.

Cũng trong chương trình đề tài "Nghiên cứu phát triển các dòng thuần lúa thơm đột biến", một số dòng đột biến lúa tám thơm đã được chọn lọc thuần và khảo nghiệm ở nhiều tỉnh cho kết quả rất khả quan ở nhiều tỉnh và sẽ được đưa vào sản xuất trong thời gian tới.

Theo VietNamNet, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video