Nhiệt độ tăng, đàn ông... chết nhiều hơn phụ nữ?

Nhiệt độ nóng hơn khiến đàn ông đi bơi, lái xe và uống rượu bia nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn do đuối nước và tai nạn giao thông, theo nghiên cứu mới đây.

Nghiên cứu do các nhà khoa học Anh, Mỹ thực hiện và mới công bố ngày 13-1.

Tăng thêm 2 độ C, hơn 2.000 người Mỹ chết mỗi năm

Tử vong do chấn thương được định nghĩa là do tai nạn xe hơi, té ngã, chết đuối, hoặc do cố ý như đánh nhau và tự tử.


Các ca tử vong do chấn thương có xu hướng gia tăng trong những tháng ấm - (Ảnh: AFP).

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Medicine, nhóm tác giả cho biết họ thấy có mối liên hệ rõ rệt giữa nguy cơ tử vong do chấn thương và sự tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu.

Theo đó, khi nghiên cứu số ca tử vong do tai nạn ở từng tiểu bang ở Mỹ hằng năm từ 1980-2017, họ phát hiện các ca tử vong do chấn thương có xu hướng gia tăng trong những tháng ấm hơn, đặc biệt ở các bang miền nam đông dân như California, Texas và Florida.

Theo tóm tắt nghiên cứu của AFP, đa số các trường hợp tử vong xảy ra ở nam giới tuổi từ 15-34, họ tử vong do đuối nước, tai nạn giao thông đường bộ.

Majid Ezzati, giáo sư tại Trường đại học Imperial College London và là đồng tác giả bài báo, cho biết: "Kết quả này cho thấy biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến người trẻ. Chúng ta cần phản ứng với những mối đe dọa này, chuẩn bị tốt hơn các dịch vụ trong tình huống khẩn cấp, hỗ trợ xã hội và cảnh báo về sức khỏe".


Khi nhiệt độ tăng lên, rủi ro về tính mạng của con người, đặc biệt là nam giới, tăng lên do chết đuối, tai nạn giao thông - (Ảnh minh họa: AFP)

Phân tích dữ liệu của Trung tâm quốc gia về thống kê y tế của nhóm cho thấy từ 1980-2017, có 4,1 triệu bé trai và nam giới chết vì chấn thương so với 1,8 triệu bé gái và nữ giới.

Nhiệt độ nóng hơn làm tăng nguy cơ tử vong do đuối nước và tai nạn giao thông do người dân đi bơi, lái xe và uống rượu bia nhiều hơn.

Các tác giả sử dụng mô hình thống kê để dự đoán số người chết tăng lên của một năm bất kỳ trên cơ sở nhiệt độ trái đất tăng lên 1,5 độ C hay 2 độ C - những mốc mà các quốc gia đã đồng ý sẽ hướng tới theo Thỏa thuận Paris 2015.

Theo đó, mức tăng 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp sẽ làm tăng thêm 1.600 người chết mỗi năm, và mức tăng 2 độ C sẽ làm tăng khoảng 2.100 ca tử vong hoặc hơn mỗi năm.

Chuyện gì xảy ra khi Trái đất nóng thêm 1,5 - 2 độ C?

Với mức tăng 1 độ C từ thời tiền công nghiệp đến nay, trái đất đã trải qua hàng loạt thảm họa về khí hậu, hàng ngàn người chết và hàng triệu người phải di cư mỗi năm.

Sự khác biệt giữa mức tăng 1,5 độ C và 2 độ C có thể kéo theo những hậu quả khủng khiếp cho trái đất. Nghiên cứu mới trên tạp chí Earth System Dynamics so sánh sự khác biệt giữa hai con số, của cách biệt 0,5 độ C là rất lớn.


Bảng so sánh ảnh hưởng đến Trái đất giữa hai mức nhiệt độ 1,5 độ C và 2 độ C - (Ảnh: CarbonBrief).

Ở một số nơi cụ thể, việc tăng 2 độ C sẽ tệ hơn nhiều so với mức tăng 1,5 độ C. Ở vùng Địa Trung Hải, lượng nước ngọt có sẵn sẽ giảm mạnh ở mức 17% khi nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2 độ C. Với mức tăng 1,5 độ C, lượng nước ngọt sẽ chỉ giảm 9%.

Với Tây Phi, Đông Nam Á, Trung và Nam Mỹ, khi nhiệt độ tăng thêm 2 độ C, sản lượng lúa và bắp sẽ giảm đáng kể.

Ở mức tăng 2 độ C, mực nước biển sẽ dâng cao hơn hơn 2 cm so với mức tăng 1,5 độ C.

Nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5 độ C, vào năm 2050, 90% rạn san hô hiện tại sẽ giảm xuống còn 70% vào năm 2100. Nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 2 độ C, gần như toàn bộ rạn san hô hiện tại sẽ có nguy cơ bị xóa sổ.

Cập nhật: 17/01/2020 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video