Nhân loại sẽ ra sao khi nhiệt độ trái đất tăng thêm 4 độ C?

  •   3,52
  • 3.633

Cách đây hơn hai thập kỷ, các chuyên gia y tế cộng đồng đã cảnh báo: Biến đổi khí hậu sẽ gây tổn hại sức khỏe con người.

>>> Nhiệt độ Trái đất tiến gần “ngưỡng nguy hiểm”
>>> Giá lương thực sẽ tăng gấp đôi vào 2030
>>> 5 ưu tiên chiến lược đối phó với biến đổi khí hậu

Ban đầu sự chú ý của các chuyên gia y tế cộng đồng tập trung vào những ảnh hưởng "chính" tới sức khỏe cộng đồng (ví dụ như: Sóng nhiệt, cháy rừng và lũ lụt) và ảnh hưởng "phụ" (ví dụ như bệnh truyền nhiễm) của biến đổi khí hậu.

Bạn sẽ thấy hợp lý khi có ai đó cho rằng trong tương lai sẽ nhìn thấy bão sóng nhiệt nghiêm trọng hơn, mà hậu quả là nhiều nạn nhân hơn bị rơi vào tình trạng mất nước và tử vong do "sốc" nhiệt, đi kèm với cảm giác khó chịu. Những thiệt hại về người và của cải vật chất cũng được dự báo sẽ tăng lên, khi lũ lụt và thiên tai khác hoành hành ngày càng có xu hướng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ tàn phá.

Kể từ nay cho tới vài chục năm nữa, những ảnh hưởng "chính" và ảnh hưởng "phụ" của biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ tác động ngày càng rõ rệt tới sức khỏe cộng đồng, đây là một thực tế ai cũng biết.

Và nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên hơn 2oC, loài người sẽ phải gánh chịu những hậu quả thiên tai nghiêm trọng gấp 3 lần hiện tại như tình trạng thiếu lương thực toàn cầu.

Đã đến lúc, loài người cần chuẩn bị đối phó với về các hậu quả y tế nghiêm trọng "gấp 3 lần" hiện tại gây ra bởi biến đổi khí hậu, khi nhiệt độ trái đất tăng thêm 4oC?
Đã đến lúc, loài người cần chuẩn bị đối phó với về các hậu quả y tế nghiêm trọng
"gấp 3 lần" hiện tại gây ra bởi biến đổi khí hậu, khi nhiệt độ trái đất tăng thêm 4oC?

1. Những vấn đề cộng đồng cần quan tâm nhất hiện nay:

Từ cuối những năm 1980, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo là nhiệt độ ấm hơn và kiểu mẫu lượng mưa thay đổi trên phạm vi toàn cầu sẽ làm thay đổi sự phân bố của các loài côn trùng truyền bệnh như ve và muỗi.

Vào cuối thập kỷ 90, khi cuộc tranh luận khoa học về ảnh hưởng thực tế của thay đổi khí hậu toàn cầu vẫn còn dang dở, các nhà khoa học tìm kiếm bằng chứng sốt rét xảy ra ở vùng cao hơn, đặc biệt ở Đông Phi, nơi tập trung mật độ dân số lớn, bao gồm những thành phố như Nairobi và Harare, trước đây và hiện nay, hầu như không có căn bệnh này.

Cuộc truy tìm này phần nào đã được thúc đẩy bởi một ước nguyện nhằm thuyết phục các chuyên gia sức khoẻ, những người còn nghi ngờ sự thay đổi thành phần hoá học trong khí quyển sẽ có ảnh hưởng đến thế giới thực.

Người ta nghĩ rằng việc gia tăng số lượng bệnh nhân sốt rét có thể là tín hiệu nhạy cảm cho thấy không chỉ thay đổi khí hậu là sự thật, mà còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người và điều này hoàn toàn có thể chứng minh được.

Các nhà khoa học cũng lo ngại: Ảnh hưởng của thay đổi khí hậu: Luồng hơi nóng, thay đổi lượng mưa và mực nước biển dâng đáng kể sẽ làm giảm năng suất nông nghiệp, dẫn tới tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.

2. Tìm kiếm bằng chứng thuyết phục:

Vào đầu năm 2000, một số vùng ở Châu Âu trải nghiệm đợt nóng khủng khiếp, hậu quả là có khoảng 70.000 người chết, trong số những nạn nhân thì người lớn tuổi nhất, sống ở Paris, thành phố hầu như có vị trí địa lý lý tưởng và khí hậu ôn đới đại dương mát dịu và chưa từng trải nghiệm hiện tượng sóng nhiệt trước đây. Xét tới năm 2010, các quốc gia khác như: Ấn Độ, Nước Nga và Nước Úc cũng trải nghiệm vài đợt sóng nhiệt nặng nề.

Thực ra, trong đợt nóng Victoria vào năm 2009, nhiều nạn nhân vốn khoẻ mạnh về thể chất có thể đã bị tổn hại bởi sức nóng hơn là bởi lửa, mặc dù các đám cháy cũng đã gây ra nhiều thiệt hại to lớn về mặt vật chất và tâm lý cho những người sống sót.

Trong thập kỷ qua, phạm vi ảnh hưởng của thời tiết kỳ lạ gia tăng ở khắp nơi trên thế giới.

Gần đây nhất, bằng chứng đã được công bố trên truyền hình vệ tinh: Những trận mưa như trút nước đang gia tăng, với ảnh hưởng không chỉ gây ra nạn lụt, mà còn đe dọa đến cơ sở hạ tầng và an ninh lương thực. Nạn lụt tai hại mà người dân Pakistan đã trải qua vào năm 2010 là một trong những minh chứng sống động về ảnh hưởng của khí hậu trong tương lai.

Nạn hạn hán cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ, và đó là dự báo và có một số bằng chứng hẳn hoi rằng: Tỉ lệ và mức độ trầm trọng của nạn hạn hán đang thay đổi theo thời gian, ngày càng tệ hại hơn.

Ở một số quốc gia, các nhà khoa học vẫn còn tranh luận về bệnh sốt rét thì lại xuất hiện bằng chứng mạnh mẽ cho thấy căn bệnh Lyme, đang lan rộng về phía bắc Canada. Điều này cho thấy: Biến đổi khí hậu thực sự có thể ảnh hưởng đến sự lây lan của bệnh truyền nhiễm.

Nước Úc thường ít xảy ra các bệnh dịch truyền nhiễm nặng, mặc dù các căn bệnh: Viêm não Murray Valley, sốt do virus Ross River và bệnh sốt xuất huyết là ngoại lệ; những căn bệnh này có thể do sự thay đổi ấm lên của nhiệt độ và lượng mưa thay đổi.

3. Nhận diện thiên tai:

Thật không may, các hậu quả y tế nghiêm trọng "cấp 3" của biến đổi khí hậu, nói ví giống như một con voi được dấu trong phòng. Các hiệu ứng "cấp 3"này còn mở rộng phạm vi hơn nữa, ngoài việc mất mùa ở một khu vực đến những hậu quả nghiêm trọng khác là nguồn gốc làm cho an ninh lương thực toàn cầu bị suy yếu. Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của biến đổi khí hậu nghiêm trọng và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, nếu không có sự can thiệp đáng kể, quá trình biến đổi khí hậu này sẽ được đẩy nhanh tiến độ.

Một ví dụ sống động đó là: Giá lương thực đạt mức cao kỷ lục trên toàn thế giới vào tháng 12, năm 2010. Hiện tại, giá lương thực vẫn còn rất cao. Mặc dù giá dầu tăng là một yếu tố, khí hậu thay đổi có thể còn quan trọng hơn.

Tháng trước, lũ lụt ở Mississippi đã gây thiệt hại cho vụ thu hoạch ngô ở Hoa Kỳ và trong thời gian tới; vào mùa hè, sẽ có hạn hán nghiêm trọng ở châu Âu và một số khu vực khác ở Trung Quốc. Giá lúa gạo có khả năng vẫn còn cao như mọi năm, có khi còn cao hơn nữa.

Lũ lụt ở Mississippi đã gây thiệt hại cho vụ thu hoạch ngô ở Hoa Kỳ
Lũ lụt ở Mississippi đã gây thiệt hại cho vụ thu hoạch ngô ở Hoa Kỳ (Ảnh: Blogspot)

Nếu chúng ta có thể giới hạn nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng chỉ 2oC , thì loài người có thể tránh hoặc ít nhất là quản lý, kiểm soát được các hậu quả y tế nghiêm trọng "cấp 3" gây ra bởi biến đổi khí hậu. Đặc biệt là khi điều này có nghĩa là làm chậm tốc độ thay đổi môi trường sống toàn cầu, sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho việc chuẩn bị và thích ứng của loài người.

Nhưng có sự đồng thuận ngày càng tăng rằng: Nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 4oC (tức là khí hậu tăng lên 4o nóng hơn so với hiện nay) đó là số phận của chúng ta trong tương lai.

Trong viễn cảnh này, mực nước biển sẽ tăng tốc dâng cao và nhanh hơn, khiến hàng triệu người dân từ có nhà cửa ở các vùng thấp sẽ phải chạy tị nạn lên sống ở vùng đồi. An ninh lương thực sẽ gặp nhiều nguy cơ hơn nữa.

Sự kết hợp của di cư cưỡng bức và tình trạng đói khát có thể gây ra xung đột vũ trang và tiếp tục cản trở quá trình phát triển của loài người.

Hiện nay, các chuyên gia y tế đã cảnh báo về các hậu quả y tế nghiêm trọng "cấp 3" gây ra bởi biến đổi khí hậu. Có lẽ điều này có vẻ quá sớm, hoặc có thể cảnh báo như vậy là tự làm cho chính bàn thân nỗi lo sợ, sự bi quan và tê liệt.

Nhưng các nhà khoa học cảnh báo: Họ có nghĩa vụ cảnh báo "lửa" khi nhìn thấy khói trong một nhà hát. Một thế giới với nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 4oC, là thảm họa cho sức khỏe của loài người, có thể sẽ được chứng minh. Vì vậy, hơn bao giờ hết, chúng ta phải tránh "thảm họa này" bằng mọi giá.

[#RelatedNews(31)#]

Hồ Duy Bình (Theo TheConversation.edu.au)
  • 3,52
  • 3.633