Nhiều biện pháp phòng chống cháy rừng

Theo nhận định mới nhất của Bộ TN-MT về diễn biến mưa và nguồn nước từ tháng 1 đến tháng 4-2007, trên phạm vi cả nước, tổng lượng mưa trong các tháng tới có khả năng ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Tại ĐBSCL, mực nước các trạm đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 10-20cm và tương đương với mùa cạn năm 2005.

Cần đề phòng thiếu nước và mặn xâm nhập sâu vào vùng cửa sông và nội đồng. Dự kiến, hiện tượng El-Nino sẽ xuất hiện vào những tháng tới. Các địa phương cần đề phòng tình trạng thiếu nước, khô hạn xảy trên diện rộng và tình trạng mặn xâm nhập sâu ở vùng cửa sông.

(Ảnh: clicktovietnam.com)
Trước tình hình này, nhiều địa phương ở ĐBSCL đang tích cực phòng chống cháy rừng. Tại Cà Mau, mực nước trên mặt đất rừng tràm U Minh Hạ đã thấp hơn 20 cm so cùng kỳ các năm trước. Hơn 10.000ha rừng (chiếm 18% tổng diện tích) ở đây đang bị kiệt nước.

Ở một số khu vực rừng thuộc Lâm Ngư trường Trần Văn Thời, U Minh III, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, mực nước dưới kinh mương thấp hơn mặt đất rừng 20cm – 25cm, nguy cơ cháy rất cao. Rừng Tràm Long An cũng đang nằm trong mức báo động cháy cấp 4 – cấp nguy hiểm. Khu vực Tràm Chim (Đồng Tháp), Trà Sư (An Giang) đang bị khô hạn nặng. Toàn tỉnh An Giang hiện có 21.060ha đất rừng và đất lâm nghiệp đang thiếu nước trầm trọng, trong đó có 9.000ha nằm trong vùng trọng điểm cháy.

Để chủ động phòng chống cháy rừng, Cà Mau đã tăng cường phối hợp giữa các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội, cảnh sát phòng cháy chữa cháy để tuần tra kiểm soát những khu vực có nguy cơ cháy cao. Các địa phương ở khu vực có rừng tràm đã đắp 82 con đập giữ nước, chuẩn bị 50 máy bơm nước có công suất lớn với hàng ngàn mét vòi nước, bố trí hàng chục chòi canh lửa tại các “điểm nóng”, sẵn sàng dập tắt các đám cháy rừng.

Tại An Giang, UBND tỉnh chuẩn bị đầu tư khoảng 1,6 tỷ đồng cho công tác phòng cháy chữa cháy; duy trì hoạt động của khoảng 400 người để bảo vệ rừng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống cháy nổ, thông báo cấp cháy liên tục trong 5 tháng để toàn dân cảnh giác. Tại Đồng Tháp, Long An, các ngành chức năng vận động người dân, chủ rừng… duy trì các biện pháp phòng cháy ở những khu vực xung yếu, nhằm giảm tối đa nguy cơ cháy rừng...

- Trong 2 ngày 31-12-2006 và 1-1-2007, khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu đã có mưa trái mùa. Lượng mưa tuy nhỏ nhưng gây lo ngại cho nông dân đang chuẩn bị hoa màu phục vụ Tết Nguyên đán sắp tới. Theo các chuyên gia, mưa trái mùa báo hiệu diễn biến bất thường của thời tiết và gây khó khăn thêm cho công tác phòng chống cháy rừng, nhất là rừng tràm.

T.M.T. – N.B

Theo Sài Gòn giải phóng
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video