Những cách đối xử kỳ lạ với người chết

Những phong tục mai táng cổ quái nhất hành tinh

Đưa xác lên đỉnh núi để kền kền ăn thịt, để thi thể lên chiếc thuyền đẹp và đẩy ra biển là hai trong số những cách vĩnh biệt người chết mà nhân loại từng thực hiện.

Những tục lệ mai táng kỳ lạ trên thế giới

1. Cất xác trên tháp


Tín đồ Hỏa giáo Ba Tư đưa tử thi vào những tháp cao để cho muông thú ăn thịt. (Ảnh minh họa của flatrock.org.nz.)

Những tín đồ theo Hỏa giáo Ba Tư (một tôn giáo xuất hiện ở Iran từ khoảng một nghìn năm trước Công nguyên và bị Hồi giáo tiêu diệt vào thế kỷ 10 sau Công nguyên) tin rằng cơ thể con người là thứ thuần khiết. Vì thế mà người sống không nên làm vấy bẩn xác người chết bằng hỏa táng hay địa táng. Thay vào đó, họ đưa thi thể người chết lên một tháp cao để cất giữ. Những tháp này thường được đặt trên những vị trí cao (như đồi, núi). Người sống để xác mà không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào nên động vật có thể ăn thịt.

2. Đưa xác lên cây


Nhiều bộ tộc đặt xác người chết lên chạc cây hoặc treo trên cành. (Ảnh: virginmedia.com).

Các bộ tộc ở nhiều nơi trên thế giới cho rằng thi thể người chết nên được đặt trên cao chứ không phải dưới lòng đất. Một số nghiên cứu cho thấy nhiều bộ tộc ở Australia, Canada, Mỹ và vùng Siberia đưa xác người chết lên cây để cất giữ.

Tại Tây Tạng, người Nyingchi và Kangbei có một tục lệ khác với nhiều nơi khác. Khi những đứa trẻ không may chết sớm, chúng được treo trên cây (mộc táng) thay vì chôn dưới mặt đất. Thi thể các em bé sẽ được rửa sạch và cho vào một chiếc hộp gỗ nhỏ trước khi treo lên cây.

Bé trai được treo trên cao, còn bé gái lại mắc xuống thấp hơn ở phía dưới. Bố mẹ hay người nhà thường treo quan tài các bé lên những cây cao mọc trong rừng hay tại các ngã ba của con sông. Họ tin rằng làm như thế, linh hồn các bé sẽ dễ dàng bay tới thiên đàng và không quay về phá quấy, làm hại những đứa trẻ khác.


Thi thể của các em bé được treo trên cây để có thể lên thiên đường một cách dễ dàng. (Ảnh: Strange).

3. Mai táng trên tàu


Một tàu của người Viking. (Ảnh: Livescience).

Cuộc sống và cái chết của người Viking (sống ở Bắc Âu vào thời đại đồ đá muộn) gắn liền với biển. Sau khi qua đời, những người giàu được đặt lên tàu cùng thực phẩm, đồ trang sức, vũ khí, nô lệ, động vật để hưởng thụ cuộc sống mới ở thế giới bên kia. Những chiếc tàu có thể được chôn trong đất, đốt cháy hoặc đẩy ra biển.

4. Sơn táng


Một dãy núi ở Tây Tạng. (Ảnh: redspokes.co.uk).

Ở Tây Tạng (Trung Quốc), phần lớn người chết được chôn trong những khu vực có nhiều đá. Nhưng một số gia đình đưa tử thi của người thân lên đỉnh núi và để mặc cho kền kền ăn thịt. Thậm chí người ta còn rắc bột ngũ cốc và sữa lên thi thể để đảm bảo rằng kền kền sẽ không bỏ qua cái xác, nhờ đó mà từng mảnh xương của người thân sẽ được lên trời cùng với chim.

5. Chôn trong bùn


Một cái xác được bảo quản nguyên vẹn trong đầm lầy. (Ảnh: civilization.ca).

Nhiều nhà thám hiểm hoặc khách du lịch gặp nạn khi băng qua những đầm lầy ở phía bắc châu Âu và nắm xương tàn của họ bị chôn vùi trong bùn mãi mãi. Song ở thời trung cổ, một bộ phận người chết ở châu Âu được chôn trong đầm lầy. May mắn thay, những hóa chất trong đầm lầy khiến cho thịt không phân hủy. Nhờ đó mà các nhà khoa học thời nay có thể biết được nhiều điều về những người thời cổ.

6. Kiến táng

Người dân ở Solomon sinh sống tại vùng biển Nam Thái Bình Dương theo truyền thống không chôn cất người chết. Họ đặt thi thể người đã khuất tại những nơi hoang vắng để kiến ăn hết phần da thịt (kiến táng). Riêng hộp sọ sau đó được thu lượm lại và mang tới một hòn đảo nhỏ được gọi là Nusa Kunda, giống khu vực nghĩa trang.

Hộp sọ mang lên đảo thường đặt theo từng nhóm trong các ngôi mộ chung, được xây dựng đơn sơ bằng gỗ, đá và các tảng san hô tìm thấy trên đảo. Mỗi làng thường có một hoặc hai ngôi mộ như thế để mai táng cho các thành viên.


Một ngôi mộ được chôn theo kiểu kiến táng. (Ảnh: Strange).

7. Huyền quan

Vùng đất cằn cỗi Cung Hiền của tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc có một nghĩa trang được hình thành trên mặt những vách đá dựng đứng với hơn 100 huyền quan lơ lửng trong không trung. Huyền quan (quan tài treo) là tập tục mai táng cổ xưa của người thiểu số, xuất phát từ bộ tộc Bo đã biến mất từ khoảng 500 năm trước.


Những chiếc quan tài cheo leo bên vách núi dựng đứng tại Trung Quốc. (Ảnh: Strange).

8. Tục ăn thịt người

Ở Aghoris miền Bắc Ấn Độ, cũng là một chi nhánh nhỏ của Ấn Độ giáo. Con người nơi đây được coi là đã quen với tập tục ăn thịt những người đã chết, cách thức họ ăn cũng vô cùng đặc biệt, họ không sào nấu thịt để ăn mà ăn sống trực tiếp thịt người cùng với gỏi. Người dân nơi đây tin rằng ăn thịt người chết có thể sống trường sinh bất lão.

9. Ăn tro người quá cố

Bộ tộc Yanomami là một nhóm sắc tộc người da đỏ bản địa ở vùng rừng rậm Amazon nằm ở biên giới giữa Venezuela và Brasil với dân số chừng 20.000 người và tổ chức sống vào khoảng 200–250 ngôi làng và tạo thành nhóm bộ lạc lớn nhất trong rừng Amazon, họ sống tương đối biệt lập.

Bộ lạc này có tục ăn, uống tro cốt của người chết. Bộ lạc này tin rằng có sự tồn tại của thế giới linh hồn. Khi người trong bộ lạc chết đi, họ tìm cách giữ linh hồn người đó ở lại. Không còn cách nào khác, là khiến thân xác người chết được hòa với thân xác người sống cho nên khi người trong bộ lạc chết đi, dân làng sẽ tiến hành đốt xác và ăn tro cốt.

Tự ướp xác

Trong tiếng Nhật, Sokushinbutsu có nghĩa tự ướp xác. Nghi thức này được các thầy tu Nhật hực hiện từ năm 1000 - 1800 sau Công nguyên với mong muốn thi thể được lưu giữ sẽ mở ra cánh cửa giữa con người với thế giới linh hồn.


Sokushinbutsu là thuật ướp xác sống phổ biến của các nhà sư Nhật Bản hơn 1.000 năm về trước.

Tự ướp xác là một quy trình gian nan. Đầu tiên, các nhà sư thực hiện chế độ ăn uống thanh tịnh với các loại hạt và trái cây, ăn ít tinh bột… nhằm loại bỏ chất béo ra khỏi cơ thể. Tiếp theo, họ chuyển sang ăn vỏ cây, rễ và uống một loại trà độc trong 1.000 ngày để loại bỏ nước khỏi cơ thể. Cuối cùng, các nhà sư sẽ bước vào một ngôi mộ đá và ngồi trong tư thế giống như Đức Phật tọa lạc trên đài sen và chờ đợi cái chết. Khi chiếc chuông nhỏ thông báo nhà sư vẫn sống không còn reo, thi hài sẽ được đặt trong mộ kín thêm 1.000 ngày trước khi được mang ra ngoài thờ phụng.

Năm 1877, chính phủ Nhật Bản chính thức cấm Sokushinbutsu vì cho rằng nghi thức này giống "tự sát tín ngưỡng" vốn không được luật pháp công nhận. Người cuối cùng tự ướp xác là nhà sư Tetsuryukai.

Tự thiêu

Sati là phương thức mai táng của một số cộng đồng theo đạo Hindu. Các góa phụ nguyện tự thiêu trên giàn hỏa thiêu xác chồng như một hình thức hiến tế để bày tỏ lòng tôn kính với cái chết của chồng, là cách để vợ chồng cùng nhau đi sang thế giới bên kia.Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp người phụ nữ bị ép buộc.


Sati được coi là biểu hiện cao nhất của sự chung thủy và là bổn phận của người vợ đối với người chồng đã chết.

Ngoài tự thiêu, Sati còn tồn tại dưới dạng chôn sống hoặc dìm dưới nước. Dù đã bị cấm tại Ấn Độ, nghi thức ghê rợn này vẫn tiếp tục ở một số cộng đồng. Có giả thiết cho rằng Sati nhằm ngăn cản góa phụ hủy hoại tài sản của chồng và kết hôn cùng tình nhân.

Cập nhật: 24/12/2021 Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video