Những loại "thuốc kháng histamine tự nhiên" mà người bị viêm mũi dị ứng không nên bỏ qua

Đa phần người bị viêm mũi thường sử dụng thuốc kháng histamine không kê đơn (OTC) hoặc thuốc kê đơn để điều trị dị ứng theo mùa. Tuy nhiên có một số loại thuốc kháng histamine tự nhiên cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng như hắt hơi, ngứa, sổ mũi hay ngứa họng do viêm mũi dị ứng.

Top 6 loại thuốc kháng histamine tự nhiên cho người viêm mũi dị ứng

Histamine gây dị ứng theo mùa bằng cách gây viêm ở xoang và đường mũi. Điều này làm cho các mạch máu giãn ra và rò rỉ chất lỏng vào các mô xung quanh. Viêm mũi dị ứng cũng làm cho các mô sưng tấy trở nên quá nhạy cảm. Những tác động kết hợp này dẫn đến các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi sau. Thuốc kháng histamine hoạt động bằng cách ngăn chặn tác dụng của histamine.

Có một số chất tự nhiên chứa các hợp chất được phân loại thuộc nhóm kháng histamine. Mặc dù nhiều loại vẫn đang được nghiên cứu chuyên sâu hơn nhưng ở giai đoạn đầu những nghiên cứu này đã cho thấy tính tiềm năng của các loại thuốc kháng histamine tự nhiên này.

Điều quan trọng là bạn cần phải thảo luận với bác sĩ.

1. Cây tầm ma

Cây tầm ma được sử dụng rộng rãi cả đường uống và bôi tại chỗ trong đó có hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng như một loại thuốc kháng histamine.

Bằng chứng ủng hộ điều này mặc dù còn hạn chế nhưng theo Very Well Health, một nghiên cứu năm 2017 thực hiện trên 37 người bị viêm mũi dị ứng theo mùa bổ sung cây tầm ma hàng ngày liên tục trong một tháng so sánh với 37 người sử dụng giả dược khác. Kết quả cho thấy cây tầm ma tuy không đem lại tác dụng nổi trội hơn so với giả dược nhưng lại an toàn, dung nạp tốt và không gây tác dụng phụ đáng chú ý nào.


Cây tầm ma. (Ảnh: Internet).

Cây tầm ma có thể sử dụng ở nhiều hình thức như trà, thực phẩm bổ sung,... Các tác dụng phụ khi dùng cây tầm ma có thể xảy ra bao gồm dạ dày bị khó chịu, tích nước, đổ mồ hôi và tiêu chảy.

2. Vitamin C giúp giảm viêm

Trong khi vitamin C nổi tiếng với việc bổ sung để giảm mức độ nghiêm trọng khi mắc cảm lạnh và rút ngắn thời gian (dù ngắn) khi bị bệnh nhờ khả năng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Nghiên cứu trên MDPI năm 2021 cho thấy rằng tình trạng viêm là nguyên nhân chính dẫn tới các phản ứng dị ứng và các nhà khoa học tin rằng việc giảm viêm có thể giúp làm dịu các triệu chứng.

Điều này cũng từng được ghi nhận trong một nghiên cứu năm 2018 công bố trên Tạp chí Journal of International Medical Research. Theo nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tiêm vitamin C liều cao dạng tĩnh mạch ở 71 người trưởng thành bị dị ứng da và đường hô hấp ở mức 7,5 gram. Kết quả cho thấy tình trạng dị ứng ở nhóm người này đã có sự giảm nhẹ.


Vitamin C có nhiều trong các loại thực phẩm (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn uống một lúc 7.500 miligam vitamin C sẽ đem lại tác dụng tương tự. Vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để kết luận. Hơn nữa, vitamin C không nên bổ sung quá 2.000 miligam mỗi ngày vì vitamin C quá liều có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như buồn nôn, khó chịu ở dạ dày, chuột rút và tiêu chảy. Ở liều cao, vitamin C cũng có thể cản trở sự hấp thụ các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.

Bạn có thể uống vitamin C ở dạng bổ sung (tăng liều một cách từ từ) hoặc tốt nhất hãy bổ sung từ các thực phẩm tự nhiên giàu vitamin C như ớt chuông đỏ, kiwi, bông cải xanh, dâu tây,...

3. Quercetin

Quercetin là một chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nhiều loại thực vật và được đánh giá với tác dụng chống viêm mũi dị ứng tiềm năng nhờ khả năng ngăn chặn các con đường giải phóng histamine vào máu.

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2022 với 66 đối tượng bị dị ứng theo mùa - một nửa trong số họ được bổ sung 200 miligam quercetin và một nửa trong số họ được dùng giả dược - cho thấy tình trạng ngứa mắt, hắt hơi và chảy nước mũi giảm sau bốn tuần sử dụng.


Quercetin là một chất chống oxy hóa (Ảnh: Internet)

Quercetin có sẵn dưới dạng chất bổ sung hoặc được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm giàu quercetin như rau thì là, hành, rau kinh giới, ớt, nam việt quất, rau bina, rau cải xoăn, rau xà lách, măng tây, anh đào,...

Tác dụng phụ khi sử dụng quercetin bao gồm đau đầu hoặc dạ dày bị khó chịu. Nếu bạn đang bị bệnh thận hay đang mang thai, cho con bú mà bị viêm mũi dị ứng thì nên tránh bổ sung quercetin.

4. Cây bơ gai (Butterbur)

Cây bơ gai có tên khoa học là Petasites hybridus đã được sử dụng trong y học từ lâu trong hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan tới đường tiết niệu, đau dạ dày, đau đầu, viêm mũi dị ứng và một số tình trạng sức khỏe khác.

Đối với viêm mũi dị ứng thì cây bơ gai có tác dụng giảm viêm tương tự như vitamin C từ đó làm dịu các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra.


Hình ảnh cây bơ gai. (Ảnh: Internet).

Một nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí Pharmaceuticals đã báo cáo rằng chiết xuất cây bơ gai được sử dụng trong tối đa 8 tuần có thể giúp giảm đáng kể và lâu dài các triệu chứng dị ứng theo mùa. Tuy nhiên, kết quả này bị hạn chế bởi thực tế là 41,5% số người tham gia cũng dùng các loại thuốc chống dị ứng khác.

Cây bơ gai có thể dùng dưới dạng bổ sung, chiết xuất hoặc ở dạng khô. Các tác dụng phụ có thể gặp bao gồm ợ hơ, nhức đầu, ngứa mắt, tiêu chảy và khó thở.

5. Bromelain

Bromelain là một phương thuốc tự nhiên phổ biến để điều trị sưng hoặc viêm, đặc biệt là xoang và sau chấn thương hoặc phẫu thuật. Nghiên cứu trên chuột cho thấy bromelain có thể làm giảm tình trạng mẫn cảm do dị ứng và bệnh dị ứng đường hô hấp nhờ đặc tính chống viêm và chống dị ứng của nó.


Bromelain trong dứa chủ yếu có trong cuống và lõi quả dứa. (Ảnh: Internet).

Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu sử dụng bromelain ở nồng độ cao có mang lại lợi ích thực sự nào trong việc giảm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi hay chảy nước mũi sau hay không.

Bạn có thể tìm thấy bromelain ở dạng bổ sung, bromelain trong dứa chủ yếu có trong cuống và lõi quả dứa. Các tác dụng phụ có thể gặp khi bổ sung bromelain bao gồm dạ dày bị khó chịu, tiêu chảy và tương tác với một số loại kháng sinh như amoxicillin.

6. Probiotic

Probiotic là vi khuẩn sống và nấm men cư trú tự nhiên trong ruột của bạn, được cho là có lợi cho sức khỏe tiêu hóa và miễn dịch của bạn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy chúng thậm chí có thể giúp điều trị dị ứng.

Một đánh giá năm 2022 của các nghiên cứu được công bố trên Frontiers of Immunology cho thấy, dựa trên đánh giá của 28 thử nghiệm trên người, men vi sinh làm giảm đáng kể các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống ở người lớn và trẻ em bị viêm mũi dị ứng.

Người ta đưa ra giả thuyết rằng sự cân bằng bình thường của vi sinh vật trong đường tiêu hóa (được gọi là hệ vi sinh vật đường ruột) đóng vai trò trung tâm trong phản ứng miễn dịch. Mặt khác, sự mất cân bằng của vi sinh vật có thể dẫn đến phản ứng miễn dịch bất thường và phát triển các rối loạn miễn dịch như dị ứng.


Sữa lên men chứa probiotic. (Ảnh: Internet).

Bằng cách khôi phục lại sự cân bằng cho hệ vi sinh vật đường ruột, men vi sinh có thể làm dịu các phản ứng do viêm mũi dị ứng gây ra.

Điều đó không có nghĩa là tất cả các chế phẩm sinh học đều được tạo ra như nhau. Trong số nhiều loại men vi sinh khác nhau được sử dụng trong thực phẩm bổ sung, một số ít có thể tạo ra histamine. Chúng bao gồm Lactobacilli casei, Lactobacilli bulgaricus và Lactobacilli saerimneri. Việc sử dụng những vi khuẩn sinh học này có thể gây ra phản ứng ở những người rất nhạy cảm với histamine.

Bạn có thể bổ sung men vi sinh qua thực phẩm bổ sung hoặc các thực phẩm lên men như sữa chua, kombucha, dưa chua, kim chi,...

Lưu ý rằng, các sản phẩm tự nhiên có thể gây tác dụng phụ và tương tác thuốc tiêu cực nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc kháng histamine tự nhiên, đặc biệt là bạn đang có các bệnh lý khác kèm theo.

Ngoài các biện pháp từ thuốc kháng histamine tự nhiên kể trên thì để giảm nhẹ và làm dịu các triệu chứng viêm mũi dị ứng bạn cũng có thể rửa mũi bằng bình rửa mũi chuyên dụng, thêm mật ong vào trà hay thức ăn để giảm viêm đường hô hấp và dễ thở hơn,....

Cập nhật: 05/12/2023 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video