Những mùa hè khắc nghiệt chờ đón nhân loại

Các thành phố như Thượng Hải (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc) vừa trải qua những đợt nắng nóng khủng khiếp. Sự biến đối khí hậu sẽ khiến cho mùa hè năm nay đặc biệt nhất trong một thập kỷ tới.

Khu vực Đông bắc Á như ở trên chảo lửa. Nhiệt độ ở Thượng Hải có lúc lên tới 40,8 độ C, nóng nhất tại thành phố này kể từ khi các quan chức Trung Quốc bắt đầu ghi lại nhiệt độ từ 140 năm trước (từ thời nhà Thanh).

Vào ngày 12/8, nhiệt độ lên tới 41 độ C ở thành phố Shimanto, phía nam Nhật Bản – nhiệt độ cao nhất từng được ghi lại tại quốc gia này.

Hàng trăm người khắp Hàn Quốc phải nhập viện vì say nắng, thậm chí chính phủ buộc phải tắt hệ thống điều hòa nhiệt độ tại các tòa nhà do lo ngại thiếu điện.

Nắng nóng tiếp diễn thể hiện sự khắc nghiệt của thời tiết, giống như đã xảy ra ở châu Âu 10 năm trước làm cho hơn 30.000 người thiệt mạng.


Một số thành phố ở Đông Bắc Á vừa trải qua đợt nóng khắc nghiệt trong mùa hè này

Tương lai phía trước có nhiều nguy cơ đi liền với nhiệt độ cao. Chúng ta biết rằng nhiệt độ nói chung sẽ tăng lên do hiệu ứng khí thải nhà kính tăng lên. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới xuất bản trên tờ Environmental Research Letters cho thấy, những kiểu thời tiết thiêu đốt như vừa qua ảnh hưởng tới vùng Đông bắc Á sẽ diễn ra thường xuyên hơn trong những thập kỷ tới. Nó sẽ xảy ra cho dù chúng ta có làm gì đối với khí thải carbon trong tương lai gần. Như vậy chúng ta sẽ phải trải qua những mùa hè cực kỳ khó chịu.

Nghiên cứu trên được các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu tác động của Khí hậu Potsdam (PIK) ở Đức tiến hành cùng với ĐH Complutense ở Badrid, Tây Ban Nha. Họ đã sử dụng những mô hình khí hậu để dự đoán những cái nóng khắc nghiệt sẽ thay đổi như thế nào trong thế kỷ tới. Các nhà khoa học thấy rằng những đợt nóng khắc nghiệt giống như đợt nóng xảy ra ở Mỹ vào năm 2012, khi nước này có năm ấm áp nhất từng được ghi lại. Dự đoán đợt nóng như vậy sẽ tăng tầm ảnh hưởng lên gấp đôi diện tích trên toàn thế giới vào năm 2020 và gấp 4 vào năm 2040. Những đợt nóng kinh hoàng nhất sẽ đi từ chỗ hầu như không xuất hiện ngày nay cho tới việc bao phủ khoảng 3% thế giới vào năm 2040.

Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng những đợt nắng nóng sẽ tăng lên theo tần suất và tăng cường cho tới năm 2040 thậm chí ngay cả khi cộng đồng quốc tế cố gắng giảm bớt khí thải nhà kính (lượng khí thải carbon mà chúng ta vừa thêm vào khí quyển đã tạo ra một sức nóng nhất định cho dù chính sách về khí hậu của tương lai có như thế nào).

Tuy nhiên, dưới viễn cảnh khí thải thấp, tần suất của những đợt nóng khó chịu này sẽ ổn định trong nửa cuối của thế kỷ khi thời tiết có thể bắt đầu tự điều hòa chính mình. Nhưng nếu khí thải tiếp tục tăng lên, các đợt nóng sẽ tăng cường và diễn ra ở hầu hết các nơi trên thế giới.

Giáo sư Ronald L.Sas của ĐH Rice (Mỹ) cho biết: “thời tiết đã thay đổi kể từ những năm 50, nhưng thay đổi rất chậm. Vào năm 1980 hay 1990, chúng ta bắt đầu thấy một tác động tăng tốc của biến đổi khí hậu. Tác động này tiếp tục tăng tốc nên sự biến đổi khí hậu sẽ ngày càng diễn ra nhanh hơn. Tôi cho rằng, tới năm 2100, chúng ta sẽ thấy nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên 5 tới 8 độ C”.

Những nơi như Đông Bắc Á sẽ phải hứng chịu điều tồi tệ mà họ đã bắt đầu phải nếm trải. Hãy tưởng tượng những đợt nắng nóng với nhiệt độ lên trên 46,1 độ C hay 48,9 độ C tại các thành phố như Thượng Hải và Seoul. Thậm chí, những thành phố nhiệt đới như Mumbai hay Jakarta sẽ trở nên nóng hơn mức mà con người đã từng trải qua.

Có thể chúng ta lạc quan cho rằng sẽ tìm ra cách để thích nghi với nhiệt độ cao. Nhờ sử dụng rộng rãi điều hòa không khí, các thành phố vốn có khí hậu nóng ngay cả trước khi toàn cầu nóng lên, như ở Phoenix hay Singapore vẫn có thể phát triển. Tuy nhiên, vẫn có một giới hạn, đặc biệt là khi bạn xem xét tác động của khí hậu nóng bức lên mùa màng.

Nhà khoa học Dim Coumou của PIK nói rằng: Ở nhiều khu vực, những tháng mùa hè mát mẻ nhất vào cuối thế kỷ này sẽ nóng hơn tháng nóng nhất chúng ta có ngày nay. Đó là những tính toán chúng tôi có được về tương lai của biến đổi khí hậu. Chúng ta sẽ bước vào một chế độ thời tiết mới.

Theo GDTĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video