Những sinh vật kỳ lạ nhất thế giới ngày càng trở nên khác thường

Họ hàng cổ đại khổng lồ của con sa giông, loài ếch có kích cỡ bằng cái đinh ghim giấy, loài lưỡng cư không chi có xúc tu và loài kỳ giông trong suốt không nhìn được nằm trong danh sách những sinh vật kì lạ nhất thế giới và cũng là những loài đang bị đe doạ nhiều nhất.

Những sinh vật lưỡng cư kỳ lạ nhất trên thế giới có nguy cơ bị tuyệt chủng

Chương trình ZSL EDGE tập trung vào một số loài sinh vật khác thường nhất thế giới hiện đang phải đối mặt với nạn tuyệt chủng. Các nhà khoa học ZSL năm nay đã đánh giá tình trạng của tất cả các loài lưỡng cư dựa trên những khác biệt tiến hoá và tình trạng nguy hiểm trên toàn cầu (EDGE) của chúng.

Helen Meredith, điều phối viên về các loài lưỡng cư EDGE, đưa ra nhận xét: “Các loài lưỡng cư EDGE nằm trong số những loài khác thường nhất trên hành tinh của chúng ta. Nhưng với con số 85% trong số 100 loài đang bị đe doạ nhiều nhất vẫn chưa nhận được hoặc nhận được rất ít sự quan tâm chú ý đển việc bảo tồn. Chúng sẽ tuyệt chủng nếu chúng ta không hành động ngay. Có thể những sinh vật này không được xinh xắn, dễ thương nhưng chúng tôi rất hy vọng rằng vẻ ngoài lạ thường cũng như những hành động kỳ quái của chúng sẽ thôi thúc con người hành động để bảo tồn chúng”.

ZSL đã xác định và bắt đầu tiến hành bảo vệ 9 trong số những loài lưỡng cư khác biệt và đang bị đe doạ nhiều nhất, bao gồm:

1. Loài kỳ giông Trung Quốc khổng lồ

Có thể phát triển dài tới 1,8m, tiến hoá độc lập so với tất cả các loài lưỡng cư khác khoảng 100 triệu năm trước loài khủng long Tyrannosaurus rex.

2. Loài sâu giun Sagalla caecilian

 Loài lưỡng cư không chân có xúc tu ở hai bên đầu.

3. Loài ếch tím

Loài ếch màu tím chỉ mới được phát hiện vào năm 2003 do chúng dành phần lớn thời gian chôn mình dưới lòng đất sâu đến 4m.

4. Loài ếch ma Nam Phi

Một loài được tìm thấy tại các nghĩa địa truyền thống của con người tại Skeleton Gorge trên núi Table, Nam Phi.

5. Loài Olm

Loài sa giông không nhìn được có lớp da trong suốt; chúng sống dưới mặt đất, săn mồi nhờ khứu giác và khả năng nhạy điện từ; chúng có thể sống mà không ăn trong suốt 10 ngày.

6. Loài sa giông không có phổi Mexico

Loài đang bị đe doạ nghiêm trọng; chúng không có phổi nhưng hô hấp qua da và miệng.

7. Loài ếch cầu vồng Malagasy

Loài ếch vô cùng sặc sỡ có thể tự phồng mình khi gặp nguy hiểm; chúng cũng có thể trèo lên bề mặt vách đá dựng đứng.

8. Loài ếch Chile Darwin

Ếch bố bảo vệ đàn con bằng cách ngậm chúng trong miệng; kể từ năm 1980 đã không còn thấy chúng và có lẽ chúng đã tuyệt chủng.

9. Cóc bà mụ Betic

Loài cóc tiến hoá cách đây 150 triệu năm; con đực mang bọc trứng đã được thụ tinh bằng chân sau của chúng.

Tiến sĩ Jonathan Baillie, phụ trách chương trình EDGE, đưa ra nhận xét: “Bi kịch chính là loài lưỡng cư dường như là những thành viên bị bỏ sót trong vương quốc động vật, mặc dù cứ 3 loài lưỡng cư thì có 1 loài hiện đang bị đe doạ bởi nạn tuyệt chủng. Đây là một tỉ lệ còn lớn hơn nhiều so với chim và động vật có vú. Chúng giống như chim trong lồng, rất nhạy cảm với những yếu tố (như thay đổi khí hậu hay ô nhiễm) dẫn đến tuyệt chủng. Và chúng cũng chính là một lời cảnh báo quả quyết về vấn nạn sắp xảy ra. Nếu chúng tuyệt chủng, các loài khác sẽ tuyệt chủng theo. Chiến dịch EDGE đang nỗ lực để bảo vệ những sinh vật bị lãng quên của trái đất, bảo đảm những loài lạ thường nhất có thể tồn tại sau thảm hoạ tuyệt chủng hiện nay để khiến con cháu chúng ta phải kinh ngạc về những nét đặc biệt có một không hai của chúng”.

Các loài động vật EDGE là những loài có rất ít họ hàng gần gũi và mang những nét khác biệt về mặt di truyền rất lớn so với những loài khác. Chúng đang phải đương đầu với một tình trạng cực kì nguy hiểm và rất cần chúng ta hành động ngay lập tức để cứu chúng thoát khỏi nạn tuyệt chủng. Bằng cách kết hợp chính xác thời điểm lịch sử tiến hoá độc nhất vô nhị của mỗi loài cùng với mối đe doạ tuyệt chủng của chúng, các nhà khoa học có thể xác định giá trị EDGE của chúng và dựa vào đó mà xếp theo thứ tự.

Tháng 1/2007, đội nghiên cứu EDGE đã đánh giá tình trạng của tất cả các loài động vật có vú và đưa ra danh sách gồm 100 loài động vật có vú đang gặp nguy hiểm. Các nhà khoa học hiện cũng đang áp dụng biện pháp tương tự với các loài lưỡng cư (như ếch, sa giông hay sâu giun). Họ đã phát hiện thấy 85 loài trong số 100 loài đứng đầu danh sách không hề nhận được hay nhận được rất ít sự quan tâm đến vấn đề bảo tồn đối với chúng.

Số lượng các loài lưỡng cư giảm xuống là kết quả của hàng loạt các mối đe doạ bao gồm huỷ hoại môi trường sống, ô nhiễm, thay đổi khí hậu và bệnh dịch. Các nhà khoa học tại ZSL hiện đang tìm hiểu về những căn bệnh làm hại loài lưỡng cư, trong đó họ đặc biệt tập trung vào nấm chytrid có liên quan đến nhiều hiện tượng tử vong trên toàn cầu.

Trà Mi (Theo ScieneDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video