Sóng thần tại Khao Lak - Thái Lan |
Khởi đầu năm về môi trường có thể kể đến sự tàn phá sau trận động đất và sóng thần xảy ra vào ngày 26-12-2004. Cơn sóng đã cướp đi sinh mạng của 300.000 sinh linh, làm lụn bại nền kinh tế và quét sạch sẽ cộng đồng dân cư ven biển từ Sri Lanka đến Somalia. Hơn thế nữa, nó còn gây ra những tàn phá nghiêm trọng đến môi trường sống của con người như làm cho nước mặn tiến sâu hơn vào đất liền và phá vỡ hoàn toàn các rặng san hô ngầm ở đông nam châu Á.
Các nhà địa chất đã cảnh báo sẽ có nhiều cơn động đất tiếp theo từ cơn đầu tiên này. Quả thật, đến tháng 3, đảo Sumatra của Indonesia hứng chịu một loạt các dư chấn khủng khiếp, cao nhất đạt 8,7 độ Richter, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thềm lục địa, có thể gây nên các đợt sóng thần mới. Rồi đến tháng 10, trận động đất với cường độ 7,6 độ Richter, tàn phá Pakistan phá Kashmir. Số người chết ước tính 80.000 người, tuy nhiên sẽ có nhiều người chết hơn vì họ phải trải qua mùa đông trong tình trạng đói rét do thiếu các nhu yếu phẩm và không nơi trú
Những cơn cuồng phong...
Bão Katrina tàn phá bờ biển miền Nam Hoa Kỳ |
2005 không chỉ là năm gia tăng về số lượng các trận bão mà còn cho thấy những biến đổi lớn về đường đi của các cơn bão. Bão Catarina, đánh vào Brazil trong tháng 3, là cơn bão đầu tiên được ghi nhận ở miền Nam Đại Tây Dương. Cũng là lần đầu tiên ghi nhận những cơn bão từ Châu Mỹ đổ bộ vào Tây Ban Nha và Châu Phi.
Trái đất ngày càng ấm hơn...
Trong năm 2005, các khối băng ở địa cực vẫn tiếp tục tan chảy, báo hiệu một sự ấm dần lên trên toàn địa cầu. Theo các nhà nghiên cứu, 87% sông băng ở Nam Cực đã biến mất trong 50 năm trở lại đây. Những khối băng liên hoàn rìa của lục địa này đang từng bước bị chia cắt thành những đại dương. Dải băng phía tây của lục địa Nam Cực cũng đang dần sụp đổ. Tương tự, tại phía bắc,
Các khối băng ở Nam cực đang dần biến mất |
Một cuộc nghiên cứu được công bố vào tháng 11, cho biết Châu Âu sẽ chìm trong Kỷ băng hà nếu tình trạng trái đất nóng dần lên như hiện nay vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Một số chuyên gia còn cho rằng, tình trạng trái đất ấm dần lên sẽ không thể bị chặn đứng ít nhất là trong 10 năm tới.
Ở Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy được sự thay đổi về khí hậu dưới tác động của việc ấm dần lên của trái đất. Khí hậu miền Bắc nước ta ngày một nóng hơn về mùa hè, và lạnh hơn về mùa đông. Trong khi đó, hạn hán kéo dài lâu hơn tại Trung và Nam bộ gây nhiều thiệt hại rất lớn cho người dân.
Những hành động chống lại sự ô nhiễm môi trường...
Ô nhiễm bầu khí quyển |
Trong khi rất nhiều chính phủ các nước đang lê bước, thì các thành phố và rất nhiều chính phủ khác đã có những mục tiêu và biện pháp cắt giảm sự ô nhiễm.
Vấn nạn tàn phá môi trường...
Năm 2005, con người tiếp tục hủy hoại môi trường sinh thái. Rừng Amazon, lá phổi của hành tinh, vẫn bị chặt phá một cách đều đặn, 24.000 km2 mỗi năm, và có xu hướng ngày càng tăng lên.
Những sự kiện thể thao lớn luôn kèm theo là những hậu quả thảm khốc về môi trường. Con người tiếp tục tàn phá môi trường biển và môi trường không khí. Hàm lượng khí Carbonic trong không khí tăng lên sẽ đẩy nhanh quá trình axit hóa đại dương, ảnh hưởng nghiêm trong tới môi trường biển. Lỗ hổng trên tầng Ozon ngày càng một mở rộng. Con người đang trực tiếp hủy hoại môi trường sống của mình.
Tuy nhiên, không phải chỉ toàn là tin xấu.Vào tháng 6 hiệp hội Cá Voi quốc tế đã bỏ phiếu tán thành việc kết thúc 19 năm nguy hiểm của cá voi trước nguy cơ tuyệt chủng. Trong tháng 11, Liên Hiệp Quốc tuyên bố, tốc độ tái tạo rừng có những bước tiến khả quan. Một nghiên cứu công bố vào tháng hai cho thấy những chuyển biến đáng kể về quần thể sinh vật trong vùng đầm lầy của sông Mesopotamian ở Iraq.
Tin tốt thì quá ít so với một "biển mênh mông" những tin về tác hại tiêu cực của con người đến môi trường. Hậu quả do chính con người gánh chịu, từ thiên tại, cho đến những nhân họa, không ai khác, chính chúng ta là tác nhân tạo ra. Không phải ai ngoài con người phải tự cứu lấy mình.