Những sự thật ít biết nhưng đầy kinh ngạc về châu Âu thời Trung Cổ!

Ở châu Âu vào thời Trung Cổ bạn có thể bị hành hình chỉ vì mang áo quần kẻ sọc; cầu thang xoắn trong các lâu đài luôn xây theo chiều kim đồng hồ và những người phụ nữ thậm chí còn dùng máu thỏ để làm đẹp!

Nếu là một người thích mặc trang phục kẻ sọc thì bạn hãy cảm thấy biết ơn vì mình đã không sinh ra ở châu Âu vào thời Trung Cổ. Theo đó vào giai đoạn này, các loại áo quần kẻ được coi là bất hợp pháp với gần như tất cả mọi người, chỉ trừ diễn viên, ca sĩ, người theo dị giáo, người diễn hề... Quy định quái gỡ này nghiêm ngặt đến nỗi, vào năm 1310, một người đánh giày ở thành phố Rouen, Pháp đã bị xử tử chỉ vì trang phục có họa tiết này.

Ở thời điểm hiện tại, giới khoa học vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn căn nguyên của điều luật này. Một vài chuyên gia cho rằng, áo quần kẻ sọc được người xưa cho là có thể làm sai lệch nhận thức của người khác về hình dáng của cơ thể người mặc, nên được coi là điều xấu.

Có một sự thật thú vị là trên những trang phục bảo hộ của các bác sĩ ở châu Âu, dưới thời nạn dịch hạch đang hoành hành, có một chi tiết giống hệt như chiếc mỏ chim ở phần mặt nạ. Theo lý giải của các chuyên gia, chiếc mỏ này không phải dùng để “trừ tà” hay dọa bệnh nhân, mà lại là nơi bác sĩ đặt những thức có mùi mạnh như: vải ngâm dấm, hoa, thảo dược…Bởi vì, y học thời đó cho rằng, mầm bệnh dịch hạch sẽ được ngăn chặn bởi lớp lọc này.

Rất nhiều nhà thờ ở châu Âu được xây dựng vào thời Trung Cổ sở hữu những ô trống cỡ lớn ở trên tường. Theo lý giải của các chuyên gia, khoảng hở này được gọi là hagioscopes. Nó không phải là một dạng cửa sổ để lấy ánh sáng hay không khí, mà nhằm phục vụ những con chiên - không thể vào nhà thờ vì một lý do nào đó (ví dụ: bị bệnh phong) – có thể quan sát buổi hành lễ đang diễn ra ở bên trong.

Theo ghi nhận, các hagioscopes sở hữu nhiều hình dạng khác nhau như: tròn, chữ nhật và thậm chí là hình chữ thập, tùy thuộc vào từng nhà thờ. Tuy nhiên vào thế kỷ 16, hầu hết những lỗ hở này đã được bịt lại, bởi bệnh phong đã có thể chữa khỏi!

Nếu đã từng tìm hiểu hay có dịp đến tận nơi tham quan, bạn sẽ nhận ra rằng, cầu thang xoắn ở những lâu đài xây dựng tại Anh vào thời Trung Cổ gần như luôn theo chiều kim đồng hồ.

Theo các chuyên gia, mục đích chính của lối kiến trúc rập khuôn này là phục vụ cho mục đích quân sự. Cụ thể hơn, trong trường hợp tòa lâu đài bị tấn công, lực lượng phòng vệ khi di chuyển từ đỉnh tháp xuống dưới bằng cầu thang có thể chiến đấu với kẻ địch, nếu chạm trán giữa đường đi, bằng tay phải (tay thuận của hầu hết mọi người) một cách dễ dàng. Ngược lại, bên phía đối phương, khi di chuyển từ dưới lên sẽ khó khăn hơn khi chiến đấu bằng tay phải.

Đương nhiên, quy tắc xây dựng này cũng có một số ít trường hợp ngoại lệ. Điển hình như ở lâu đài Waldstein, cầu thang lại theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, bởi hầu hết các hành viên trong gia tộc này đều thuận tay trái.

Trong các văn bản lịch sử phía Bắc nước Pháp vào thế kỷ 13 có một số hình ảnh cho thấy các hiệp sĩ đang chiến đấu cùng những con ốc sên.

Lý do cho sự tồn tại của những bức hình này chưa được làm rõ, nhưng có nhiều giả thuyết được đặt ra. Nổi bật nhất là giả thuyết cho rằng vì người thời đại này không ưa gì ốc sên. Chúng là loài có vỏ, và là biểu tượng của sự hồi sinh, nên các hiệp sĩ cần chiến đấu với nó để đảm bảo luân hồi.

Một giả thuyết khác là bức tranh này thể hiện biểu tượng của sự hèn nhát.

Ở thời Trung Cổ, phụ nữ đương nhiên là không hề có những loại mỹ phẩm hiện đại và tiện dụng như giữa thế kỷ 21. Vì vậy để làm đẹp, họ đã sáng tạo ra rất nhiều phương pháp kỳ lạ:

  • Khi phụ nữ cần lông mày giả họ sẽ sử dụng lông của loài gặm nhấm.
  • Các vết tàn nhan trên gương mặt được cho là nhận từ quỷ dữ. Vì vậy, những người phụ nữ thời kỳ này sẽ tìm mọi cách để che dấu khuyết điểm đó trên khuôn mặt của họ, trong đó cách phổ biến nhất là dùng nước cây liễu hay máu thỏ!
  • Nước da trắng nhợt nhạt được coi là chuẩn mực của cái đẹp và hợp mốt đối với phụ nữ thời Trung Cổ. Vì vậy, nhiều cô gái điệu đà đã tìm đủ mọi cách để làm trắng da mặt của mình, thậm chí là những biện pháp cực đoan như dùng thủy ngân, axit, chì…

Người ở bẩn

Qua những bộ phim, nhiều người tưởng tượng những người sống ở thời Trung cổ rất bẩn, họ thường không tắm, tuy nhiên điều này không đúng.

Có những phòng tắm hơi công cộng đã thực sự phổ biến trong dân gian. Mọi người đến đó để tắm và giao lưu. Thành phố Bath ở Anh trở nên nổi tiếng vào thời Trung cổ nhờ có suối nước nóng.

Người mù chữ

Vào thời Trung cổ, mọi người không thiếu hiểu biết như chúng ta nghĩ. Nhà thờ không phải là nơi truyền bá những mê tín dị đoan. Thay vào đó, chúng thực sự là những nơi chứa đựng kiến thức. Trên thực tế, nhiều trường đại học châu Âu đã được thành lập vào thời điểm đó.

Không có gì ngoài lãnh chúa và nông dân

Sự phân tầng xã hội trong thời Trung cổ phức tạp hơn nhiều so với chúng ta nghĩ. Không chỉ có lãnh chúa, những người mà chúng ta gọi là nông dân có thể là những người làm việc trên những vùng đất thuộc về lãnh chúa hoặc những người tự do sở hữu đất đai của riêng họ.

Những người hầu trong lâu đài cũng có thể là quý tộc. Có một phong tục của các lãnh chúa đó là gửi con trai của họ đến một gia đình họ hàng để phục vụ ở đó. Họ không nhận được đồng nào cho công việc này nhưng vị trí của họ cao hơn người thường. Hầu hết những người hầu là nam giới.

Những bà nội trợ thời trung cổ

Cuộc sống của phụ nữ thời Trung cổ không nghiệt ngã và tăm tối như người ta tưởng. Nhiều phụ nữ không phải ở nhà cả ngày. Họ có thể làm việc, giúp đỡ chồng hoặc làm việc tại bất kỳ hội nào. Đôi khi, phụ nữ cần sự cho phép của chồng để đi làm ở đâu đó.

Và nấu ăn không phải lúc nào cũng cần thiết: Có rất nhiều nhà cung cấp bán thực phẩm nấu chín ở các khu đô thị lớn.

Phụ nữ góa chồng cũng có thể thừa kế công việc kinh doanh từ người chồng quá cố của họ.

Pháp sư ác và phù thủy

Phù thủy không bị săn lùng khốc liệt như chúng ta vẫn nghĩ. Nhà thờ không quan tâm đến họ cho đến thời điểm giữa thế kỷ mười ba và mười lăm và không khủng bố họ ở khắp mọi nơi. Trên thực tế, mọi người đã tiếp cận phù thủy để được giúp đỡ.

Không có người từ các quốc gia khác

Nhìn thấy những người thuộc các chủng tộc khác nhau không phải là điều gì đó quá bất thường đối với thời Trung cổ.

Trên đường phố của các thành phố châu Âu, bạn có thể thấy những người đến từ châu Phi và Trung Đông. Điều này càng đúng vào cuối thời Trung cổ khi các tuyến đường thương mại được xây dựng và các thương gia từ các quốc gia khác bắt đầu đến châu Âu.

Áo giáp của hiệp sĩ

Áo giáp không phải là thứ chỉ có hiệp sĩ mới mặc. Các chiến binh quý tộc có áo giáp nặng và chất lượng cao, nhưng những người lính bình thường chỉ mặc quần áo da để bảo vệ mình.

Ngoài ra, bộ giáp này không nặng như chúng ta tưởng tượng. Do đó, các hiệp sĩ không cần nhiều sự trợ giúp để leo lên ngựa của họ.

Sự thật của các lầm tưởng hoang đường về thời Trung Cổ

8 bí mật thời Trung cổ muôn đời không lời giải

Điều gì sẽ xảy ra nếu phi công tiêm kích bỏ mặt nạ khi bay?

Tòa tháp "nghiêng vẹo" 7 độ, chân tháp bị phá hủy, nhưng tồn tại 1.000 năm

17 nhà khoa học hàng đầu cảnh báo về "tương lai khủng khiếp" của Trái đất

Cập nhật: 20/01/2021 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video